Bài 29-Truy cập NodeJS RESTful Web Services bằng Android Kotlin

Như vậy các bạn đã hoàn thành 100% xây dựng RESTful Webservice bằng Nodejs. Nó đã được cấu hình trong bài 28 chạy trên IISNode Webserver.

Để cho sang miệng thì Tui gọi các Web API được cấu hình trong bài 28Back End, Bài này thiết kế phần mềm Android để triệu gọi sử dụng các API đó nên nó được gọi là Front End. Còn Thím nào vừa biết làm đồng thời bài 28 và vừa viết ứng dụng để triệu gọi các Web API này thì Thím đó được gọi là Full Stack.

Font End là cái bản mặt của các Thím, Back End là tâm tính của các Thím. Full Stack bao gồm bản mặt và tâm tính của các Thím. Hiện nay rất nhiều công ty tuyển dụng nhân sự muốn cả Bản mặt lẫn tâm tính. Do đó các Thím liệu hồn mà làm tốt Full Stack nha. ahahaha không đùa đâu, đói móp mỏ đó.

Nhiệm vụ của bạn trong bài này là truy cập và sử dụng toàn bộ các API đã được deploy trong bài 28 , cụ thể các API sau (Dĩ nhiên máy tính của bạn cấu hình chạy ra như thế nào thì sử dụng như vậy chứ không phải lấy y xì như của Tui nha các Thím):

  • HTTPGET – http://192.168.1.137/nodejsapi/products (API lấy toàn bộ Product trong MongoDB)
  • HTTPGET – http://192.168.1.137/nodejsapi/products/P1 (API lấy chi tiết 1 Product theo Mã trong MongoDB)
  • HTTPPOST– http://192.168.1.137/nodejsapi/addProduct (API thêm mới 1 Product vào MongoDB)
  • HTTPPUT -http://192.168.1.137/nodejsapi/editProduct (API chỉnh sửa Product trong MongoDB)
  • HTTPDELETE http://192.168.1.137/nodejsapi/deleteProduct (API xóa Product khỏi MongoDB)
Và bạn phải tự trả lời câu hỏi của Tui như sau: Tại sao trong các bài 13, bài 14, bài 15, bài 16, bài 17, ta đã dùng Android để kết nối và tương tác CSDL MongoDB được rồi thì mắc mớ gì mà phải xây dựng RESTful Webservice NodeJs để làm cái gì? vì các WEB API suy cho cùng nó cũng chỉ cung cấp các kênh để Android có thể tương tác CSDL MongoDB thôi mà? làm chi mà phức tạp rứa?… hahahaha…. phải tự trả lời được nha.

Đây là kết quả chương trình Android Kotlin bắt buộc các bạn phải hoàn thành:

  • Đầu tiên khởi động chương trình lên sẽ triệu gọi API http://192.168.1.137/nodejsapi/products để hiển thị danh sách Product dạng Custom layout như trên
  • Nhấn vào nút edit : Đầu tiên sẽ hiển thị chi tiết của Product thông qua API http://192.168.1.137/nodejsapi/products/P1
  • Sau đó trong màn hình xem chi tiết sẽ cho phép chỉnh sửa bằng cách gọi API http://192.168.1.137/nodejsapi/editProduct
  • Nhấn vào nút Xóa có biểu tượng sọt rác sẽ triệu gọi API http://192.168.1.137/nodejsapi/deleteProduct
  • Trong chương trình có Menu Thêm mới để triệu gọi API http://192.168.1.137/nodejsapi/addProduct

Cụ thể các chức năng đó được viết chi tiết trong các bài học dưới đây, các bấm Thím vào học nha:

  • HTTPGET – http://192.168.1.137/nodejsapi/products (API lấy toàn bộ Product trong MongoDB)->Xem bài 30
  • HTTPGET – http://192.168.1.137/nodejsapi/products/P1 (API lấy chi tiết 1 Product theo Mã trong MongoDB)->Xem bài 31
  • HTTPPUT -http://192.168.1.137/nodejsapi/editProduct (API chỉnh sửa Product trong MongoDB)->Xem bài 32
  • HTTPDELETE http://192.168.1.137/nodejsapi/deleteProduct (API xóa Product khỏi MongoDB)->Xem bài 33
  • HTTPPOST– http://192.168.1.137/nodejsapi/addProduct (API thêm mới 1 Product vào MongoDB)->Xem bài 34

Các Thím chú ý theo dõi nha.

Các khóa học online khác, bạn có thể tham khảo tại đây:

https://unica.vn/?aff=11929

Chúc các bạn thành công!

2 thoughts on “Bài 29-Truy cập NodeJS RESTful Web Services bằng Android Kotlin”

Leave a Reply