Bài 34-Đọc JSon tỉ giá hối đoái của Ngân Hàng Đông Á trong Kotlin – Bài 3

[polldaddy poll=9764234]

Tui đã trình bày kỹ cách sử dụng JSon trong Kotlin ở các bài 32, bài 33 . Tui muốn minh họa thêm một ví dụ cuối cùng về đọc JSon trong Kotlin, trong bài này Tui sẽ coding lấy Tỉ giá hối đoái của Ngân Hàng Đông Á cung cấp:

bạn vào link này để xem Webservice API cung Tỉ giá hối đoái của DongA Bank: http://dongabank.com.vn/exchange/export

Đây là kết quả (nó luôn chính xác và thời gian thực nhé các bạn, hàng ngày Ngân hàng Đông Á luôn cập nhật giá khi có sự thay đổi):

({“items”:[{“type”:”CAD”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/CAD.gif”,”muatienmat”:”16720″,”muack”:”16740″,”bantienmat”:”16930″,”banck”:”16930″},{“type”:”XAU”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/XAU.gif”,”muatienmat”:”3632000″,”muack”:”3621000″,”bantienmat”:”3655000″,”banck”:”3621000″},{“type”:”AUD”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/AUD.gif”,”muatienmat”:”16790″,”muack”:”16800″,”bantienmat”:”16980″,”banck”:”17000″},{“type”:”CHF”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/CHF.gif”,”muatienmat”:”23430″,”muack”:”23450″,”bantienmat”:”23730″,”banck”:”23730″},{“type”:”CNY”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/CNY.gif”,”muatienmat”:”3000″,”muack”:”3000″,”bantienmat”:”3500″,”banck”:”3500″},{“type”:”EUR”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/EUR.gif”,”muatienmat”:”25460″,”muack”:”25480″,”bantienmat”:”25750″,”banck”:”25750″},{“type”:”GBP”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/GBP.gif”,”muatienmat”:”29070″,”muack”:”29110″,”bantienmat”:”29450″,”banck”:”29450″},{“type”:”HKD”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/HKD.gif”,”muatienmat”:”2550″,”muack”:”2900″,”bantienmat”:”2940″,”banck”:”2940″},{“type”:”JPY”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/JPY.gif”,”muatienmat”:”204.3″,”muack”:”204.6″,”bantienmat”:”206.7″,”banck”:”206.7″},{“type”:”NZD”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/NZD.gif”,”muatienmat”:””,”muack”:”16120″,”bantienmat”:””,”banck”:”16320″},{“type”:”PNJ_DAB”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/PNJ_DAB.gif”,”muatienmat”:”3495000″,”muack”:”3495000″,”bantienmat”:”3545000″,”banck”:”3545000″},{“type”:”SGD”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/SGD.gif”,”muatienmat”:”16320″,”muack”:”16340″,”bantienmat”:”16540″,”banck”:”16540″},{“type”:”THB”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/THB.gif”,”muatienmat”:”595″,”muack”:”625″,”bantienmat”:”655″,”banck”:”655″},{“type”:”USD”,”imageurl”:”http:\/\/www.dongabank.com.vn\/images\/flag\/USD.gif”,”muatienmat”:”22680″,”muack”:”22680″,”bantienmat”:”22750″,”banck”:”22750″}]})

Như chúng ta đã học ở những bài lý thuyết Json thì đây không phải là cấu trúc Json. Vì cấu trúc JSon chỉ chấp nhận 2 loại đó là: Dữ liệu được để trong {} hoặc được để trong [] . Còn ở đây Ngân Hàng Đông Á lại để () ở ngoài. Do đó lúc đọc dữ liệu về ta chỉ cần Remove 2 ký tự này đi là xong.

Tiếp tục phân tích cấu trúc của Json ở trên:

Rõ ràng ở ngoài là 1 đối tượng JSonObject, bên trong nó có một JSonArray đặt tên là items. Mỗi đối tượng trong mảng Items có 6 thuộc tính như ở trên.

Bây giờ ta tạo một Project, và đưa thư viện gson-2.8.1.jar như các bài trước vào (bạn tự làm vì Tui đã hướng dẫn rất chi tiết ở các bài trước ), rồi tiến hành tạo các lớp sau:

Lớp Item để lưu trữ các dữ liệu bên trong mảng items (chú ý là các thuộc tính phải copy paste y xì từ dữ liệu JSon mà Đông Á Bank cung cấp):

[code language=”groovy”]

/**
* Created by cafe on 03/06/2017.
*/
class Item {
var type:String=””
var imageurl:String=””
var muatienmat:String=””
var muack:String=””
var bantienmat:String=””
var banck:String=””
override fun toString(): String {
return “Mã Tiền Tệ : “+type+”\n”+
“Mua tiền mặt :”+muatienmat+”\n”+
“Bán tiền mặt :”+bantienmat+”\n”+
“Mua chuyển khoản :”+muack+”\n”+
“Bán chuyển khoản :”+banck+”\n”+
“Hình đại diện :”+imageurl+”\n”
}
}

[/code]

Tiếp theo tạo 1 Lớp tỉ giá để lưu trữ mảng items

Các bạn cần nhớ là với GSon nó không quan tâm tên Lớp là gì(đặt tên gì cũng được), nó quan tâm tên thuộc tính (phải đặt chính xác như dữ liệu Json cũng cấp)

[code language=”groovy”]

/**
* Created by cafe on 03/06/2017.
*/
class TiGia {
var items:MutableList = mutableListOf()
}

[/code]

Cuối cùng tạo hàm main để kiểm tra lấy dữ liệu từ Ngân Hàng Đông Á, chú ý ta dùng HttpURLConnection để lấy dữ liệu từ Webservice API mà Đông Á Cung cấp.:

[code language=”groovy”]

import com.google.gson.Gson
import java.io.BufferedReader
import java.io.InputStreamReader
import java.net.HttpURLConnection
import java.net.URL

/**
* Created by cafe on 03/06/2017.
*/
fun main(args: Array) {
var url:URL=URL(“http://dongabank.com.vn/exchange/export”)
var connection:HttpURLConnection= url.openConnection() as HttpURLConnection
var isr:InputStreamReader= InputStreamReader(connection.inputStream,”UTF-8″)
var br:BufferedReader=BufferedReader(isr)
var s= br.readText()
br.close()
isr.close()
s=s.replace(“(“,””)
s=s.replace(“)”,””)
var gs:Gson= Gson()
var dstg:TiGia=gs.fromJson(s,TiGia::class.java)
for (item in dstg.items)
{
println(item)
println(“——————————-“)
}
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Mã Tiền Tệ : CAD
Mua tiền mặt :16720
Bán tiền mặt :16930
Mua chuyển khoản :16740
Bán chuyển khoản :16930
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/CAD.gif——————————-
Mã Tiền Tệ : XAU
Mua tiền mặt :3632000
Bán tiền mặt :3655000
Mua chuyển khoản :3621000
Bán chuyển khoản :3621000
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/XAU.gif——————————-
Mã Tiền Tệ : AUD
Mua tiền mặt :16790
Bán tiền mặt :16980
Mua chuyển khoản :16800
Bán chuyển khoản :17000
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/AUD.gif——————————-
Mã Tiền Tệ : CHF
Mua tiền mặt :23430
Bán tiền mặt :23730
Mua chuyển khoản :23450
Bán chuyển khoản :23730
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/CHF.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : CNY
Mua tiền mặt :3000
Bán tiền mặt :3500
Mua chuyển khoản :3000
Bán chuyển khoản :3500
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/CNY.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : EUR
Mua tiền mặt :25460
Bán tiền mặt :25750
Mua chuyển khoản :25480
Bán chuyển khoản :25750
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/EUR.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : GBP
Mua tiền mặt :29070
Bán tiền mặt :29450
Mua chuyển khoản :29110
Bán chuyển khoản :29450
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/GBP.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : HKD
Mua tiền mặt :2550
Bán tiền mặt :2940
Mua chuyển khoản :2900
Bán chuyển khoản :2940
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/HKD.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : JPY
Mua tiền mặt :204.3
Bán tiền mặt :206.7
Mua chuyển khoản :204.6
Bán chuyển khoản :206.7
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/JPY.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : NZD
Mua tiền mặt :
Bán tiền mặt :
Mua chuyển khoản :16120
Bán chuyển khoản :16320
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/NZD.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : PNJ_DAB
Mua tiền mặt :3495000
Bán tiền mặt :3545000
Mua chuyển khoản :3495000
Bán chuyển khoản :3545000
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/PNJ_DAB.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : SGD
Mua tiền mặt :16320
Bán tiền mặt :16540
Mua chuyển khoản :16340
Bán chuyển khoản :16540
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/SGD.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : THB
Mua tiền mặt :595
Bán tiền mặt :655
Mua chuyển khoản :625
Bán chuyển khoản :655
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/THB.gif

——————————-
Mã Tiền Tệ : USD
Mua tiền mặt :22680
Bán tiền mặt :22750
Mua chuyển khoản :22680
Bán chuyển khoản :22750
Hình đại diện :http://www.dongabank.com.vn/images/flag/USD.gif

——————————-

Như vậy ta đã Ví dụ xong trường hợp đọc JSon từ 1 Webservice, cụ thể là Tỉ giá hối đoái của Ngân Hàng Đông Á, các bạn tự áp dụng vào các dự án cụ thể nhé. Các bài sau Tui sẽ hướng dẫn thiết kế giao diện (GUI) trong Kotlit, các bạn chú ý theo dõi nhé

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/hghudhgyo53ra8g/HocJsonDongABank.rar

Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo

Chúc các bạn thành công!

Trần Duy Thanh (http://communityuni.com/)

Bài 33-Xử lý JSon trong Kotlin – Bài 2

[polldaddy poll=9764234]

Trong bài 32 Tui đã trình bày chi tiết cách sử dụng thư viện GSon để Lưu Kotlin Model thành JSon và Đọc JSon thành Kotlin Model như thế nào. Ở bài này Tui tiếp tục làm thêm một ví dụ phức tạp hơn về JSon trong Kotlin, đó là tạo ra 2 lớp có mối quan hệ Master-Detail, đây là một trong những trường hợp thường gặp nhiều nhất trong quá trình triển khai dự án thật. Cụ thể Tui sẽ bổ sung thêm một Lớp Danh Mục, nó có mối quan hệ với Lớp Sản Phẩm: Một Danh Mục có nhiều Sản phẩm và Một Sản phẩm thuộc về một danh Mục nào đó. Để qua đây chúng ta tìm hiểu xem GSon tạo ra file JSon như thế nào cũng như phục hồi lại Kotlin Model ra sao.

Bài này Tui sẽ đi trực tiếp vào kỹ thuật lập trình luôn, còn lý thuyết các bạn tự xem lại bài 32 nhé.

Lớp Sản Phẩm có cấu trúc như sau:

[code language=”groovy”]

import java.io.Serializable

/**
* Created by cafe on 03/06/2017.
*/
class SanPham {
var MaSanPham:Int=0
var TenSanPham:String=””
var DonGia:Double=0.0
constructor()
constructor(MaSanPham: Int, TenSanPham: String, DonGia: Double) {
this.MaSanPham = MaSanPham
this.TenSanPham = TenSanPham
this.DonGia = DonGia
}
override fun toString(): String {
return MaSanPham.toString()+”\t”+TenSanPham+”\t”+DonGia
}
}

[/code]

Cấu trúc của lớp Danh Mục:

[code language=”groovy”]

import java.io.Serializable

/**
* Created by cafe on 03/06/2017.
*/
class DanhMuc {
var MaDanhMuc:Int=0
var TenDanhMuc:String=””
var SanPhams:MutableList = mutableListOf()
constructor()
constructor(MaDanhMuc: Int, TenDanhMuc: String) {
this.MaDanhMuc = MaDanhMuc
this.TenDanhMuc = TenDanhMuc
}
override fun toString(): String {
var s=””
for (sp in SanPhams)
s+=”\t”+sp.toString() + “\n”
var infor=”Danh Mục:[“+MaDanhMuc.toString()+ “\t”+TenDanhMuc+”]”
infor+=”\nCác Sản phẩm của danh Mục này là:\n”+s
return infor
}
fun ThemSanPham(sp:SanPham)
{
SanPhams.add(sp)
}
}

[/code]

Như Tui đã nói ở bài 32, GSon không quan tâm cấu trúc và mối quan hệ giữa các lớp mà bạn viết như thế nào. Nó “cân” hết (đừng bị đệ quy là được, nếu ko nó bị stack over flow)

Giờ ta tiếp tụ tạo lớp JSonFileFactory, nó có cấu trúc như dưới đây (giống nhau trong mọi trường hợp nếu bạn dùng kiểu dữ liệu là Any)

[code language=”groovy”]

import com.google.gson.Gson
import java.io.FileWriter
import java.io.FileReader
import com.google.gson.reflect.TypeToken

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class JSonFileFactory {
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param data: Dữ liệu là Danh sách sản phẩm muốn lưu
* @param path: Đường dẫn lưu trữ
* @return true nếu lưu thành công, false nếu lưu thất bại
*/
fun LuuFile(data:MutableList,path:String):Boolean
{
try {
val gs= Gson()
val file=FileWriter(path)
gs.toJson(data,file)
file.close()
return true
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return false
}
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param path:đường dẫn muốn đọc dữ liệu
* @return Danh sách sản phẩm MutableList
*/
fun DocFile(path:String):MutableList
{
var data:MutableList = mutableListOf()
try
{
val gson = Gson()
var file=FileReader(path)
data = gson.fromJson<MutableList>(file,
object : TypeToken<MutableList>()
{
}.type
)
file.close()
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return data
}
}

[/code]

Cuối cùng ta tạo hàm main để kiểm tra:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var database:MutableList = mutableListOf()

var dmDienTu:DanhMuc=DanhMuc(1,”Mặt hàng điện tử”)
database.add(dmDienTu)

var bongden:SanPham=SanPham(1,”Bóng đèn điện Quang”,150.0)
dmDienTu.ThemSanPham(bongden)
var acquy:SanPham=SanPham(2,”Ắc quy Đồng Nai”,250.0)
dmDienTu.ThemSanPham(acquy)
var maydien:SanPham=SanPham(3,”Máy phát điện ABC”,90.0)
dmDienTu.ThemSanPham(maydien)

var dmTieuDung:DanhMuc=DanhMuc(2,”Mặt hàng tiêu dùng”)
database.add(dmTieuDung)

var xabong:SanPham=SanPham(4,”Xà Bông Lifeboy”,15.0)
dmTieuDung.ThemSanPham(xabong)
var nuocruachen:SanPham=SanPham(5,”Nước rửa chén Sunlight”,12.0)
dmTieuDung.ThemSanPham(nuocruachen)

var dmHoaChat:DanhMuc=DanhMuc(3,”Mặt hàng Hóa Chất”)
database.add(dmHoaChat)

var dietmuoi:SanPham=SanPham(6,”Thuốc Diệt Muỗi XYZ”,80.0)
dmHoaChat.ThemSanPham(dietmuoi)
var dietchuot:SanPham=SanPham(7,”Thuốc Diệt Chuỗi ABC”,70.0)
dmHoaChat.ThemSanPham(dietchuot)

for (dm in database)
println(dm)

var kqLuu= JSonFileFactory().LuuFile(database,”d:/dulieudanhmuc.json”)
if(kqLuu)
{
println(“Lưu Json file thành công”)
}
else
{
println(“Lưu Json file thất bại”)
}
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Danh Mục:[1 Mặt hàng điện tử]
Các Sản phẩm của danh Mục này là:
1 Bóng đèn điện Quang 150.0
2 Ắc quy Đồng Nai 250.0
3 Máy phát điện ABC 90.0Danh Mục:[2 Mặt hàng tiêu dùng]
Các Sản phẩm của danh Mục này là:
4 Xà Bông Lifeboy 15.0
5 Nước rửa chén Sunlight 12.0Danh Mục:[3 Mặt hàng Hóa Chất]
Các Sản phẩm của danh Mục này là:
6 Thuốc Diệt Muỗi XYZ 80.0
7 Thuốc Diệt Chuỗi ABC 70.0

Lưu Json file thành công

Bây giờ ta vào ổ D xem tập tin dulieudanhmuc.json có được lưu thành công hay chưa:

Rõ ràng kết quả đã lưu thành công, bạn quan sát thấy cấu trúc Json này có gì khác biệt? Đó là mỗi một đối tượng danh Mục nó một mảng SanPhams–>được GSon tự động tạo ra từ mối quan hệ của 2 Lớp DanhMuc + SanPham

Bây giờ ta sẽ gọi hàm đọc thông tin lên nhé:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var database:MutableList =
JSonFileFactory().DocFile(“d:/dulieudanhmuc.json”)
for (dm in database)
println(dm)
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Danh Mục:[1 Mặt hàng điện tử]
Các Sản phẩm của danh Mục này là:
1 Bóng đèn điện Quang 150.0
2 Ắc quy Đồng Nai 250.0
3 Máy phát điện ABC 90.0Danh Mục:[2 Mặt hàng tiêu dùng]
Các Sản phẩm của danh Mục này là:
4 Xà Bông Lifeboy 15.0
5 Nước rửa chén Sunlight 12.0Danh Mục:[3 Mặt hàng Hóa Chất]
Các Sản phẩm của danh Mục này là:
6 Thuốc Diệt Muỗi XYZ 80.0
7 Thuốc Diệt Chuỗi ABC 70.0

Có vẻ tới đây các bạn thấy rằng JSon sẽ dễ lập trình hơn Text File, Serialize File, và XML File đúng không? Hiện nay cấu trúc JSon được sử dụng rất nhiều, ngày càng phổ biến và các lập trình viên rất thích điều này.

Như vậy ta đã Ví dụ xong trường hợp phức  tạp của JSon File đó là có mối quan hệ giữa các lớp, các bạn tự áp dụng vào các dự án cụ thể nhé. Bài sau Tui sẽ trình bày thêm cách lấy dữ liệu Json từ Internet trong Kotlin. Cụ thể là lấy Tỉ Giá hối đoái của Ngân Hàng Đông Á, Json có cấu trúc phức tạp, các bạn chú ý theo dõi nhé

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/hk795a31148wsb0/HocJSon_DanhMucSanPham.rar

Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo

Chúc các bạn thành công!

Trần Duy Thanh (http://communityuni.com/)

Bài 32-Xử lý JSon trong Kotlin – Bài 1

[polldaddy poll=9764234]

Các bạn đã nắm được 3 kiểu tương tác File: Text File, Serialize File, XML file. Bây giờ Tui hướng dẫn loại định dạng file cuối cùng rất nổi tiếng hiện nay đó là định dạng Json.

Khái niệm về JSon Tui đã trình bày ở bài 51 của Android, các bạn có thể vào bài này để đọc thêm.

Kotlin cũng có sẵn các lớp để tương tác Json, hoặc có nhiều thư viện ngoài rất nổi tiếng như GSon, Klaxon… giúp chúng ta dễ dàng chuyển Object Model thành Json và từ Json thành Object Model vô cùng lợi hại.

Trong bài này Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng GSon trong Kotlin để chuyển đổi qua loại giữa Object Model và Json.

Tính tới thời điểm Tui viết bài học này thì GSon có phiên bản mới nhất là 2.8.1 (update ngày 31/05/2017)

Bạn cần tải thư viện này về rồi reference nó vào Project trong IntelliJ IDEA của bạn.

Để tải GSon 2.8.1 bạn vào link: https://repo1.maven.org/maven2/com/google/code/gson/gson/2.8.1/

Tải tập tin gson-2.8.1.jar (dụng lượng khoảng 228kb) từ  link ở trên về máy tính.

Tui nói sơ qua cách thức hoạt động của GSon:

Để chuyển đổi Kotlin Model tới JSon ta làm như sau:

    val gson = Gson()
    val obj = KotlinModel()//lớp nào đó trong Kotlin

// 1. Kotlin object to JSON, and save into a file
    val file=FileWriter("D:\\file.json")
    gson.toJson(obj, file)
    file.close()
// 2. Kotlin object to JSON, and assign to a String
    val jsonInString = gson.toJson(obj)

Để chuyển đổi JSon về Kotlin Model ta làm như sau:

val gson = Gson()

// 1. JSON to Kotlin model, read it from a file.
    val data = gson.fromJson(FileReader("D:\\file.json"), SanPham::class.java)

// 2. JSON to Kotlin Model, read it from a Json String.
    val jsonInString = "{'name' : 'cocacola'}"
    val data= gson.fromJson(jsonInString, SanPham::class.java)

// JSON to JsonElement, convert to String later.
    val json = gson.fromJson(FileReader("D:\\file.json"), JsonElement::class.java)
    val result = gson.toJson(json)

Nếu dữ liệu Json là dạng JsonArray  thì để đưa về Kotlin  Model ta phải làm như sau:

val gson = Gson()
val json = "[{\"name\":\"cocacola\"}, {\"name\":\"pepsi\"}]"
val data:MutableList = gson.fromJson(json, 
        object : TypeToken() 
        {}.type)

Bây giờ Tui sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước cụ thể để các bạn có thể dễ dàng hiểu và vận dụng thư viện GSon.

Tạo một Project tên là HocJSonFile, từ Project này ta tạo 1 thư mục(directory) tên là libs để chép thư viện gson-2.8.1.jar vào libs:

Bấm chuột phải vào Project/ chọn New/ chọn Directory:

Đặt tên directory là libs rồi bấm Ok, lúc này thư mục libs sẽ được tạo ra trong Project. Ta chép gson-2.8.1.jar vào thư mục này như hình dưới đây:

Tiếp theo ta cần đưa gson-2.8.1.jar thành thư viện sử dụng trong Project, cách làm như sau:

Bấm chuột phải vào gson-2.8.1.jar rồi chọn add as Library như hình ở trên, màn hình cấu hình sẽ xuất hiện:

Đặt tên(để mặc định) rồi bấm OK, lúc này bạn quan sát có sự thay đổi trong cách hiển thị, thấy được tập các lớp nằm trong thư viện này:

Bây giờ ta tiến hành tạo lớp Sản phẩm giống như các kỹ thuật xử lý text file, serialize file, xml file mà bạn đã được học trước đó:

[code language=”groovy”]

import java.io.Serializable
/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class SanPham:Serializable {
var ma:Int=0
var ten:String=””
var donGia:Double=0.0
constructor()
constructor(ma: Int, ten: String, donGia: Double) {
this.ma = ma
this.ten = ten
this.donGia = donGia
}
override fun toString(): String {
return “$ma\t$ten\t$donGia”
}
}

[/code]

Tiếp tục tạo lớp JSonFileFactory để Lưu và đọc Json bằng GSon:

[code language=”groovy”]

import com.google.gson.Gson
import java.io.FileWriter
import java.io.FileReader
import com.google.gson.reflect.TypeToken

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class JSonFileFactory {
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param data: Dữ liệu là Danh sách sản phẩm muốn lưu
* @param path: Đường dẫn lưu trữ
* @return true nếu lưu thành công, false nếu lưu thất bại
*/
fun LuuFile(data:MutableList,path:String):Boolean
{
try {
val gs= Gson()
val file=FileWriter(path)
gs.toJson(data,file)
file.close()
return true
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return false
}
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param path:đường dẫn muốn đọc dữ liệu
* @return Danh sách sản phẩm MutableList
*/
fun DocFile(path:String):MutableList
{
var data:MutableList = mutableListOf()
try
{
val gson = Gson()
var file=FileReader(path)
data = gson.fromJson<MutableList>(file,
object : TypeToken<MutableList>()
{
}.type
)
file.close()
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return data
}
}

[/code]

Bạn thấy đấy, Gson giúp chúng ta đơn giản hóa mọi việc lưu và đọc dữ liệu. Đây là một trong những thư viện nổi tiếng, được sử dụng rất nhiều trong các dự án, và định dạng dữ liệu JSon ngày càng phổ biến, có thể hơn cả XML vốn đã nổi đình nổi đám trước đó.

Cuối cùng ta tạo hàm main để kiểm tra:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {

var data:MutableList = mutableListOf()
var sp1=SanPham(1,”Coca cola”,15.5)
data.add(sp1)
var sp2=SanPham(2,”Sting”,25.0)
data.add(sp2)
var sp3=SanPham(3,”Redbull”,17.0)
data.add(sp3)
var kqLuu= JSonFileFactory().LuuFile(data,”d:/dulieusanpham.json”)
if(kqLuu)
{
println(“Lưu Json file thành công”)
}
else
{
println(“Lưu Json file thất bại”)
}
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Lưu Json file thành công

Bây giờ ta vào ổ D xem tập tin dulieusanpham.json có được lưu thành công hay chưa:

Rõ ràng kết quả đã lưu thành công, bây giờ ta sẽ gọi hàm đọc thông tin lên nhé:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var data:MutableList = JSonFileFactory().DocFile(“d:/dulieusanpham.json”)
for (sp in data)
println(sp)
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

1 Coca cola 15.5
2 Sting 25.0
3 Redbull 17.0

Như vậy ta đã lưu và đọc JSon File thành công, các bạn tự áp dụng vào các dự án cụ thể nhé, cấu trúc JSon File trong trường hợp này nó sẽ tự động build dựa vào cấu trúc Class và mối quan hệ giữa các Class mà bạn tạo ra.

Bài sau Tui sẽ trình bày thêm cách lấy dữ liệu Json từ Internet trong Kotlin, các Json có cáu trúc phức tạp, các bạn chú ý theo dõi nhé

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/7jgvvzyschy77gg/HocJSonFile.rar

Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo

Chúc các bạn thành công!

Trần Duy Thanh (http://communityuni.com/)

Bài 31-Xử lý XML File trong Kotlin

[polldaddy poll=9764234]

Chúng ta đã biết xử lý Text File, Serialize File, trong bài này Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách lưu và đọc  dữ liệu với XML File.

Tui vẫn sử dụng các thư viện trong JVM để xử lý cho Kotlin. Cũng với ví dụ như các bài xử lý file trước đó, ta có lớp Sản phẩm với thông tin như sau:

[code language=”groovy”]

import java.io.Serializable

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class SanPham {
var ma:Int=0
var ten:String=””
var donGia:Double=0.0
constructor()
constructor(ma: Int, ten: String, donGia: Double) {
this.ma = ma
this.ten = ten
this.donGia = donGia
}
override fun toString(): String {
return “$ma\t$ten\t$donGia”
}
}

[/code]

Cấu trúc file XML Tui muốn các bạn phải lưu trữ thành:

[code language=”xml”]

1
Coca cola
15.5

2
Sting
25.0

3
Redbull
17.0

[/code]

Để lưu và đọc được XML File thì ta phải sử dụng các thư viện sau:

import java.io.File
import javax.xml.parsers.DocumentBuilderFactory
import javax.xml.transform.stream.StreamResult
import javax.xml.transform.dom.DOMSource
import javax.xml.transform.TransformerFactory
import org.w3c.dom.Element

Tui có tạo 1 lớp XMLFileFactory có 2 phương thức để ghi file XML và đọc file XML. Các bạn muốn hiểu rõ thêm về XML thì nên học thêm các kiến thức về XML. Trong bài học này Tui cung cấp các  lệnh để các bạn có thể áp dụng vào việc ghi và đọc File (Tui không giải thích sâu, vì các bạn là dân lập trình nên chắc chắn đọc sẽ suy luận được. Nếu bạn khó hiểu thì cứ nhớ trong đầu như sau: Hàm LuuFile là hàm đưa dữ liệu danh sách Sản phẩm thành file XML, hàm DocFile mô hình hóa ngược lại từ tập dữ liệu XML thành hướng đối tượng trong Kotlin -là danh Sách Sản Phẩm).

[code language=”groovy”]

import java.io.File
import javax.xml.parsers.DocumentBuilderFactory
import javax.xml.transform.stream.StreamResult
import javax.xml.transform.dom.DOMSource
import javax.xml.transform.TransformerFactory
import org.w3c.dom.Element

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class XMLFileFactory {
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param data: Dữ liệu là Danh sách sản phẩm muốn lưu
* @param path: Đường dẫn lưu trữ
* @return true nếu lưu thành công, false nếu lưu thất bại
*/
fun LuuFile(data:MutableList,path:String):Boolean
{
try
{
val docFactory = DocumentBuilderFactory.newInstance()
val docBuilder = docFactory.newDocumentBuilder()
// root elements
val doc = docBuilder.newDocument()
val rootElement = doc.createElement(“SanPhams”)
doc.appendChild(rootElement)
for(sp in data)
{
val sanPhamElement = doc.createElement(“SanPham”)
val maElement=doc.createElement(“Ma”)
maElement.textContent=sp.ma.toString()
sanPhamElement.appendChild(maElement)
val tenElement=doc.createElement(“Ten”)
tenElement.textContent=sp.ten
sanPhamElement.appendChild(tenElement)
val giaElement=doc.createElement(“Gia”)
giaElement.textContent=sp.donGia.toString()
sanPhamElement.appendChild(giaElement)
rootElement.appendChild(sanPhamElement);
}
// write the content into xml file
val transformerFactory = TransformerFactory.newInstance()
val transformer = transformerFactory.newTransformer()
val source = DOMSource(doc)

val result = StreamResult(File(path).absolutePath)

// Output to console for testing
// StreamResult result = new StreamResult(System.out);
transformer.transform(source, result)
return true
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return false
}

/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param path:đường dẫn muốn đọc dữ liệu
* @return Danh sách sản phẩm MutableList
*/
fun DocFile(path:String):MutableList
{
var data:MutableList = mutableListOf()
try {
//Get the DOM Builder Factory
val factory = DocumentBuilderFactory.newInstance()

//Get the DOM Builder
val builder = factory.newDocumentBuilder()

//Load and Parse the XML document
//document contains the complete XML as a Tree.
val xmlfile = File(path)

val document = builder.parse(xmlfile)

//Iterating through the nodes and extracting the data.
val nodeList = document.documentElement.childNodes

for (i in 0..nodeList.length – 1) {

//We have encountered an tag.
val node = nodeList.item(i)
if (node is Element) {
val sp = SanPham()
val childNodes = node.getChildNodes()
for (j in 0..childNodes.getLength() – 1) {
val cNode = childNodes.item(j)

//Identifying the child tag of employee encountered.
if (cNode is Element) {
val content = cNode.getLastChild().getTextContent().trim()
when (cNode.getNodeName()) {
“Ma” -> sp.ma= content.toInt()
“Ten” -> sp.ten= content
“Gia” -> sp.donGia= content.toDouble()
}
}
}
data.add(sp)
}
}
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return data
}
}

[/code]

Ta tạo một hàm main để thử nghiệm việc lưu XML FILE:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var data:MutableList = mutableListOf()
var sp1=SanPham(1,”Coca cola”,15.5)
data.add(sp1)
var sp2=SanPham(2,”Sting”,25.0)
data.add(sp2)
var sp3=SanPham(3,”Redbull”,17.0)
data.add(sp3)
var kqLuu= XMLFileFactory().LuuFile(data,”d:/dulieusanpham.xml”)
if(kqLuu)
{
println(“Lưu text file thành công”)
}
else
{
println(“Lưu text file thất bại”)
}
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Lưu text file thành công

Bây giờ ta vào ổ D xem tập tin dulieusanpham.xml có được lưu thành công hay chưa:

Rõ ràng kết quả đã lưu thành công, bây giờ ta sẽ gọi hàm đọc thông tin lên nhé:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var data:MutableList = XMLFileFactory().DocFile(“d:/dulieusanpham.xml”)
for (sp in data)
println(sp)
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

1 Coca cola 15.5
2 Sting 25.0
3 Redbull 17.0

Như vậy ta đã lưu và đọc XML File thành công, các bạn tự áp dụng vào các dự án cụ thể nhé, cấu trúc XML File như thế nào là do bạn quyết định

Các bài sau Tui sẽ trình bày về Xử lý JSON File trong Kotlin rất quan trọng trong quá trình xử lý lưu trữ dữ liệu

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/lh1024w1b722but/HocXMLFile.rar

Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo

Chúc các bạn thành công!

Trần Duy Thanh (http://communityuni.com/)

Bài 30-Xử lý Serialize File trong Kotlin

[polldaddy poll=9764234]

Bạn đã được học xử lý Text File ở bài 29, Trong bài này Tui tiếp tục hướng dẫn chuỗi bài học xử lý file, đó là Serialize File trong Kotlin

Cũng giống như Text File, Kotlin cũng dùng các thư viện JVM để xử lý Serialize nên nó cũng rất giống với Java.

Serialize File cho phép ta “chụp ảnh” đối tượng xuống ổ cứng và phục hồi hình ảnh từ ổ cứng lên bộ nhớ. Để lưu được dạng Serialize thì các lớp có lưu trữ xuống ổ cứng phải kế thừa interface Serialize.

Các gói thư viện dùng để chụp ảnh và phục hồi ảnh trong trường hợp này gồm:

import java.io.FileInputStream
import java.io.FileOutputStream
import java.io.ObjectInputStream
import java.io.ObjectOutputStream

Ta tạo một Project mới, cho các lớp tương tự như bài 29 để các bạn dễ so sánh:

Lớp Sản phẩm sẽ implements interface Serialize như dưới đây:

[code language=”groovy”]

import java.io.Serializable
/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class SanPham:Serializable {
var ma:Int=0
var ten:String=””
var donGia:Double=0.0
constructor()
constructor(ma: Int, ten: String, donGia: Double) {
this.ma = ma
this.ten = ten
this.donGia = donGia
}
override fun toString(): String {
return “$ma\t$ten\t$donGia”
}
}

[/code]

Tiếp tục tạo lớp SerializableFileFactory để cung cấp 2 hàm Lưu và đọc tập tin dạng Serialize, kỹ thuật viết như sau:

[code language=”groovy”]

import java.io.FileInputStream
import java.io.FileOutputStream
import java.io.ObjectInputStream
import java.io.ObjectOutputStream

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class SerializableFileFactory {
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param data: Dữ liệu là Danh sách sản phẩm muốn lưu
* @param path: Đường dẫn lưu trữ
* @return true nếu lưu thành công, false nếu lưu thất bại
*/
fun LuuFile(data:MutableList,path:String):Boolean
{
try {
var fos=FileOutputStream(path);
var oos=ObjectOutputStream(fos);
oos.writeObject(data);
oos.close();
fos.close();
return true
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return false
}
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param path:đường dẫn muốn đọc dữ liệu
* @return Danh sách sản phẩm MutableList
*/
fun DocFile(path:String):MutableList
{
var data:MutableList = mutableListOf()
try
{
var fis=FileInputStream(path);
var ois=ObjectInputStream(fis);
var obj=ois.readObject();
data= obj as MutableList;
ois.close();
fis.close();
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return data
}
}

[/code]

Ta thấy cách lưu và đọc tập tin dạng Serialize đơn giản hơn rất nhiều so với Text File, và các bạn chú ý là nó không quan tâm cấu trúc mối quan hệ nhằng nhịt giữa các lớp như thế nào. Nó chụp 1 cái BỤP là lưu hết toàn bộ xuống ổ cứng luôn.

Bây giờ tạo hàn main để Test lưu chụp ảnh đối tượng:

[code language=”groovy”]

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
fun main(args: Array) {
var data:MutableList = mutableListOf()
var sp1=SanPham(1,”Coca cola”,15.5)
data.add(sp1)
var sp2=SanPham(2,”Sting”,25.0)
data.add(sp2)
var sp3=SanPham(3,”Redbull”,17.0)
data.add(sp3)
var kqLuu=SerializableFileFactory().LuuFile(data,”d:/dulieusanpham.dat”)
if(kqLuu)
{
println(“Lưu text file thành công”)
}
else
{
println(“Lưu text file thất bại”)
}
}

[/code]

Ở trên Tui lưu tập tin với tập dulieusanpham.dat (đuôi gì cũng được):

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Lưu text file thành công

Bây giờ ta vào ổ D xem tập tin dulieusanpham.dat có được lưu thành công hay chưa:

Mở bằng Notepad, bạn thấy nó ra giun dế loằng ngoằng, không giống như Text File

Rõ ràng kết quả đã lưu thành công, bây giờ ta sẽ gọi hàm đọc thông tin lên nhé:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var data:MutableList = SerializableFileFactory().DocFile(“d:/dulieusanpham.dat”)
for (sp in data)
println(sp)
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

1 Coca cola 15.5
2 Sting 25.0
3 Redbull 17.0

Như vậy ta đã lưu và đọc Serialize File thành công, các bạn tự áp dụng vào các dự án cụ thể nhé, cấu trúc Serialize File là dạng nhị phân nên ta đọc không hiểu, chỉ phần mềm của ta đọc mới hiểu.

Các bài sau Tui sẽ trình bày về Xử lý XML File trong Kotlin rất quan trọng trong quá trình xử lý lưu trữ dữ liệu

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/v66y0alecg7q515/HocSerializeFile.rar

Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo

Chúc các bạn thành công!

Trần Duy Thanh (http://communityuni.com/)

Bài 29-Xử lý Text File trong Kotlin

[polldaddy poll=9764234]

Trong tất cả các ngôn ngữ lập trình thì xử lý file rất quan trọng, hầu như ta phải gặp trong các dự án. Tui sẽ trình bày chuỗi 4 bài xử lý file: Text File, Serialize File, XML File, JSon File để các bạn có nhiều lựa chọn trong quá trình xử lý tập tin.

Tại sao phải lưu trữ dữ liệu? Như chúng ta đã biết trong kiến trúc máy tính, một chương trình muốn hoạt động thì mọi tài nguyên phải được nạp lên bộ nhớ, cụ thể là trên thanh RAM. Mà nguyên lý của RAM là bộ nhớ tạm, khi tắt phần mềm, tắt máy… thì dữ liệu trong bộ nhớ sẽ không còn nữa. Giả sử chúng ta đang nhập liệu 100 Sản phẩm thì tự nhiên cúp điện, nếu không có cơ chế lưu dữ liệu từ bộ nhớ RAM xuống ổ cứng thì sẽ mất toàn bộ dữ liệu.

Text File là cách lưu trữ dữ liệu dạng thô, ta có thể mở tập tin lên xem cấu trúc, nội dung và chỉnh sửa được.

Kotlin dùng các thư viện JVM để tương tác File nên nó giống y xì như Java, từ Kotlin ta sẽ triệu gọi các thư viện Java. Do đó để bổ trợ tốt cho Kotlin thì các bạn nên đăng ký tham gia học Java trước.

Để lưu và đọc Text File, tương tự như Java thì Kotlin sẽ phải import các thư viện sau:

import java.io.BufferedWriter
import java.io.OutputStreamWriter
import java.io.FileOutputStream
import java.io.BufferedReader
import java.io.InputStreamReader
import java.io.FileInputStream

Giả sử ta có một cấu trúc dữ liệu (class) Sản phẩm như sau:

[code language=”groovy”]

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class SanPham {
var ma:Int=0
var ten:String=””
var donGia:Double=0.0
constructor()
constructor(ma: Int, ten: String, donGia: Double) {
this.ma = ma
this.ten = ten
this.donGia = donGia
}
override fun toString(): String {
return “$ma\t$ten\t$donGia”
}
}

[/code]

Bây giờ ta sẽ viết Lớp để lưu danh sách Sản phẩm như sau (Lớp TextFileFactory):

[code language=”groovy”]

import java.io.BufferedWriter
import java.io.OutputStreamWriter
import java.io.FileOutputStream
import java.io.BufferedReader
import java.io.InputStreamReader
import java.io.FileInputStream

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
class TextFileFactory {
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param data: Dữ liệu là Danh sách sản phẩm muốn lưu
* @param path: Đường dẫn lưu trữ
* @return true nếu lưu thành công, false nếu lưu thất bại
*/
fun LuuFile(data:MutableList,path:String):Boolean
{
try {
val fos = FileOutputStream(path)
val osw = OutputStreamWriter(fos, “UTF-8”)
val bw = BufferedWriter(osw)
for (sp in data) {
bw.write(sp.toString());
bw.newLine();
}
bw.close();
osw.close();
fos.close();
return true
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return false
}

/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param path:đường dẫn muốn đọc dữ liệu
* @return Danh sách sản phẩm MutableList
*/
fun DocFile(path:String):MutableList
{
var data:MutableList = mutableListOf()
try {
val fis = FileInputStream(path)
val isr = InputStreamReader(fis, “UTF-8”)
val br = BufferedReader(isr)

var line = br.readLine()
while (line != null) {
var arr = line.split(“\t”)
if (arr.size == 3) {
var sp: SanPham = SanPham()
sp.ma = arr[0].toInt()
sp.ten = arr[1]
sp.donGia = arr[2].toDouble()
data.add(sp)
}
line = br.readLine()
}
br.close()
isr.close()
fis.close()
}
catch (ex:Exception)
{
ex.printStackTrace()
}
return data
}
}

[/code]

Bây giờ ta tạo hàm main trong tập tin app_test_textfile.kt để test lưu và đọc danh sách Sản phẩm dạng Text File:

[code language=”groovy”]

/**
* Created by cafe on 02/06/2017.
*/
fun main(args: Array) {
var data:MutableList = mutableListOf()
var sp1=SanPham(1,”Coca cola”,15.5)
data.add(sp1)
var sp2=SanPham(2,”Sting”,25.0)
data.add(sp2)
var sp3=SanPham(3,”Redbull”,17.0)
data.add(sp3)
var kqLuu=TextFileFactory().LuuFile(data,”d:/dulieusanpham.txt”)
if(kqLuu)
{
println(“Lưu text file thành công”)
}
else
{
println(“Lưu text file thất bại”)
}
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

Lưu text file thành công

Bây giờ ta vào ổ D xem tập tin dulieusanpham.txt có được lưu thành công hay chưa:

Rõ ràng kết quả đã lưu thành công, bây giờ ta sẽ gọi hàm đọc thông tin lên nhé:

[code language=”groovy”]

fun main(args: Array) {
var data:MutableList = TextFileFactory().DocFile(“d:/dulieusanpham.txt”)
for (sp in data)
println(sp)
}

[/code]

Khi chạy hàm main ở trên thì ta có kết quả sau:

1 Coca cola 15.5
2 Sting 25.0
3 Redbull 17.0

Như vậy ta đã lưu và đọc Text File thành công, các bạn tự áp dụng vào các dự án cụ thể nhé, Lưu cấu trúc Text File như thế nào là do quyết định của bạn, bài trên Tui lưu mỗi đối tượng là 1 dòng, và các thuộc tính ngăn cách bởi 1 dấu tab.

Các bài sau Tui sẽ trình bày về Xử lý Serialize File trong Kotlin rất quan trọng trong quá trình xử lý lưu trữ dữ liệu

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/tnyg7czel2zx7oy/HocTextFile.rar

Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo

Chúc các bạn thành công!

Trần Duy Thanh (http://communityuni.com/)