Bài 07: Các toán tử thường dùng trong Python

Trong bài này Tui sẽ trình bày các toán tử thường dùng trong Python.

Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều có tập các toán tử thường dùng và đa phần chúng khá giống nhau. Những bạn nào đã học C++, java, C# thì qua Python cũng tương tự. Trong Python còn bổ sung thêm nhiều toán tử khá hữu ích khác nữa, dưới này Tui liệt kê 4 loại toán tử cơ bản thường dùng nhất trong Python (các loại khác bạn có thể xem thêm tại: https://docs.python.org/3/library/stdtypes.html):

  1. Toán tử số học cơ bản
  2. Toán tử gán
  3. Toán tử So sánh
  4. Toán tử Logic
  5. Độ ưu tiên toán tử

Bây giờ ta đi chi tiết vào từng loại toán tử:

1. Toán tử số học cơ bản:

Toán tử Mô tả Ví dụ
 +  Cộng  12 + 4.9 => kết quả  16.9
 –  Trừ  3.98 – 4 => kết quả  -0.02
 *  Nhân  2 * 3.4 => kết quả 6.8
 /  Chia  9 / 2 => kết quả 4.5
 // Chia lấy phần nguyên  9 // 2 => kết quả 4
 %  Chia lấy phần dư  9%2 =>kết quả 1
 **  Lũy thừa  3**4=>kết quả 81

2. Toán tử gán:

Toán tử Mô tả Ví dụ Tương đương với
 =  Phép gán giá trị bên phải cho biến bên trái dấu bằng  x=5
 +=  Cộng và gán x=2

x+=5

==>x=7

 x=x+5
 -=  Trừ và gán x=2

x-=5

==>x=-3

 x=x-5
 *=  Nhân và gán x=2

x*=5

==>x=10

 x=x*5
 /=  Chia và gán x=7

x/=5

==>x=1.4

 x=x/5
 //=  Chia và gán (lấy nguyên) x=7

x//=5

==>x=1

 x=x//5
%=  Chia lấy dư  x=7

x%=5

==>x=2

x=x%5
  **= Lấy lũy thừa và gán  x=2x**=3

==>x là 2 mũ 3 =8

  x=x**3

3. Toán tử So sánh:

Toán tử Mô tả Ví dụ
== So sánh bằng 5 == 5 => kết quả True
!= So sánh không bằng 5 != 5  => kết quả False
< So sánh nhỏ hơn 5 < 5  => kết quả False
<= So sánh nhỏ hơn hoặc bằgg 5 <= 5 => kết quả True
> So sánh lớn hơn 5 > 5.5 => kết quả False
>= So sánh lớn hơn hoặc bằng 113>= 5 => kết quả True
is Trả về true nếu các biến ở hai bên toán tử cùng trỏ tới một đối tượng(hoặc cùng giá trị), nếu không là false x=5

y=5
print(x is y)
=>kết quả là True
is not Trả về false nếu các biến ở hai bên toán tử cùng trỏ tới một đối tượng(hoặc cùng giá trị), nếu không là true x=5

y=5
print(x is not y)
=>kết quả là False

4. Toán tử Logic:

Toán tử Mô tả Ví dụ
 and Toán tử Và: Nếu cả hai điều kiện là True thì kết quả sẽ là True  x=2016

print(x%4==0 and x%100!=0)
=>True
 or Toán tử Hoặc: Chỉ cần một điều kiện True thì nó True, tất cả điều kiện False thì nó False
x=2016
print((x%4==0 and x%100!=0) or x%400==0)
=>True
 not Toán tử Phủ định. Thông thường nó được dùng để đảo ngược trạng thái logic của toán hạng  x=4

if (not x>=5):
    print("Ngắm gà khỏa thân và nải chuối")
else:
    print("Đậu")

5. Độ ưu tiên toán tử:

Python có ràng buộc thứ tự ưu tiên của các toán tử. Tuy nhiên tốt nhất là các bạn hay điều khiển nó bằng cách dùng cặp ngoặc tròn ( ) để nó rõ nghĩa hơn. Bảng dưới đây để tham khảo độ ưu tiên từ cao xuống thấp (tuy nhiên có thể quên nó đi mà hãy dùng ngoặc tròn () để chỉ định rõ).

Thứ tự ưu tiên Toán tử Miêu tả
1 ** Toán tử mũ
2 * / % // Phép nhân, chia, lấy phần dư và phép chia lấy phần nguyên
3 + – Toán tử Cộng, Trừ
4 <= < > >= Các toán tử so sánh
5 <> == != Các toán tử so sánh
6 = %= /= //= -= += *= **= Các toán tử gán
7 is , is not Các toán tử so sánh
8 not, or, and Các toán tử Logic

Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong các toán tử thường dùng nhất trong Python, các bạn chú ý học kỹ và hiểu được nó thông qua các ví dụ. Bạn bạn cũng nên tham khảo trực tiếp từ https://docs.python.org/3/library/stdtypes.html để hiểu thêm nhiều kiến thức khác liên quan tới các toán tử trong Python.

Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: Link tải source code

Chúc các bạn thành công!

Bài 06: Cách ghi chú lệnh trong Python

Bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào cũng hỗ trợ cách ghi chú lệnh bởi vì nó rất quan trọng.

Việc ghi chú lệnh một cách cẩn thận khi lập trình thể hiện tính chuyên nghiệp của Lập trình viên. Không phải nói ngoa nếu như các bạn được phỏng vấn xin việc, nếu Công ty kiểm tra coding từ các Project sample của bạn mà thấy bạn không có ghi chú một cách cẩn thận (cho dù bạn có lập trình giỏi tới mấy) thì khả năng bị loại cực cao, nếu giỏi mà cẩu thả thì càng nguy hiểm, vì độ “sát thương” cho các dự án rất cao.

Tui hay nói đùa thế này “Ngu mà tỏ vẻ nguy hiểm” hay “Nguy hiểm mà tỏ vẻ ngu”. Cả 2 trường hợp này đều nguy hiểm. Trường hợp lập trình viên giỏi mà không ghi chú cẩn thận thì có thể liệt vào “Nguy hiểm mà tỏ vẻ ngu” (vì đa phần trong đầu có thể nghĩ là coding đó đơn giản mà có gì đâu mà phải ghi chú, đọc lại hiểu liền. Nhưng chúng ta chú ý là ta làm việc theo Team, không ghi chú cẩn thận thì các thành viên khác thế nào? giai đoạn làm tài liệu ra sao?)…. Cái này Tui nói đùa thui nhé, không được tự ái. Tự ái là một căn bệnh nguy hiểm, có thể chết trước bệnh Tim.

Khi ghi chú, trình thông dịch sẽ không tính nội dung những dòng ghi chú này là mã lệnh.

Vậy trong Python ghi chú như thế nào?

1.Ghi chú 1 dòng : Dùng từ khóa #

Ví dụ:

python6_1

2. Ghi chú nhiều dòng: Dùng “”” “”” (3 cặp nháy đôi)  hoặc ”’ ”'(3 cập nháy đơn)

  • Ví dụ dùng 3 cặp nháy đôi:

[code language=”python”]
"""
Giải phương trình bậc 1: ax+b=0
Có 3 trường hợp để biện luận
Nếu hệ số a =0 và hệ số b=0 ==>vô số nghiệm
Nếu hệ số a =0 và hệ số b !=0 ==>vô nghiệm
Nếu hệ số a !=0 ==> có nghiệm -b/a
"""
a = 0
b = 113
if a == 0 and b == 0:
print("Vô số nghiệm")
elif a == 0 and b != 0:
print("Vô nghiệm")
else:
print("Có No X=",-b/a)
[/code]

  • Ví dụ dùng 3 cặp nháy đơn:

[code language=”python”]
”’
Đây là lệnh kiểm tra năm nhuần year
Năm nhuần là năm chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100 hoặc chia hết cho 400
”’
year=2016
if (year % 4==0 and year %100 !=0) or year % 400 ==0:
print(year," Là năm nhuần")
else:
print(year, " KO là năm nhuần")
[/code]

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong các cách ghi chú trong Python, các bạn nên áp dụng vào các Project của mình nhé. Nó khá quan trọng, ghi chú chi tiết sẽ giúp các lệnh được rõ nghĩa hơn khi chúng ta kiểm tra lại code, training cho nhân viên mới, chuyển giao coding khi ta chuyển công tác …. Nói chung nó thể hiện tính Chuyên nghiệp của Lập Trình Viên.

Các bạn có thể tải source code ở đây: Link tải source code

Chúc các bạn thành công!