Bài 5 – Các cách ghi chú quan trọng khi lập trình Kotlin

[polldaddy poll=9764234]

Tại sao nên ghi chú trong quá trình coding?

Theo quan điểm cá nhân của Tui thì một số lý do sau chúng ta cần phải ghi chú trong quá trình viết mã lệnh:

  • Mục đích của ghi chú là giúp giảng giải ngữ nghĩa của các câu lệnh, cũng như chức năng của các hàm, các lớp. Giúp cho các Lập trình viên có thể dễ dàng đọc lại, training nhân viên mới, tạo tài liệu từ các ghi chú
  • Các dự án thường làm theo đội, nếu không ghi chú làm sao hiểu? Bản thân ta viết sau 1 thời gian dài cũng sẽ bị quên, phải ghi chú lại để đỡ tốn tài nguyên nhân lực, thời gian, chi phí…
  • Rèn luyện tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc
  • Là tinh thần trách nhiệm đối với những vấn đề mình được giao phải hoàn thành, cần được giải thích rõ để khi Say Goodbye người khác vào còn ăn được code của mình

Khi lập trình Kotlin, ta có 3 cách viết ghi chú thường dùng, và những ghi chú này sẽ được bỏ qua trong quá trình biên dịch:

  • Ghi chú trên một dòng
  • Ghi chú trên nhiều dòng
  • Ghi chú theo cú pháp KDoc (KDoc Syntax)

Giờ Ta đi chi tiết vào từng loại ghi chú:

1. Ghi chú trên một dòng ta dùng cú pháp //Ghi chú 1 dòng

Ví dụ:

[code language=”java”]
fun main(args: Array) {
//gọi hàm Cộng 2 số
val t:Int=Cong(7,8)
println(t)
}
[/code]

Bạn thấy dòng số 2 có chuỗi //gọi hàm cộng 2 số =>đây chính là dòng ghi chú, cú pháp này cho phép ta ghi chú 1 dòng, dựa vào đây ta có thể hiểu lệnh  bên dưới dùng để làm gì

2. Ghi chú trên nhiều dòng

Cách ghi chú này sẽ được bao bọc bởi

/* ghi chú dòng 1

ghi chú dòng 2

ghi chú dòng n

*/

Cho phép ta ghi chú trên nhiều dòng khác nhau.

Ví dụ:

[code language=”java”]
/*
Đây là hàm main
dùng để chạy chương trình
*/
fun main(args: Array) {
//gọi hàm Cộng 2 số
val t:Int=Cong(7,8)
println(t)
}
[/code]

Ta quan sát phía trên hàm main có ghi chú nhiều dòng để giải thích chi tiết cho một lệnh, một khối lệnh hay một hàm nào đó (tùy mục đích và văn phong của ta)

3. Ghi chú theo cú pháp KDoc (KDoc Syntax)

Cú pháp này được bao bọc bởi /**  ghi chú dạng Kdoc Syntax */

Kotlin có tool để generate ra Document, tool này gọi là Dokka ,  https://github.com/Kotlin/dokka/blob/master/README.md

KDoc Syntax có một số Blog Tag ta cần nắm:

@author : tác giả

@sample: Ví dụ

@param : parameter trong hàm

@return : kết quả trả về của hàm

Ví dụ:

[code language=”java”]
/**
* @author Trần Duy Thanh
* @param x biến x
* @param y biến y
* @return tổng của x và y
* @sample x=5, y=6 => 11
* Đây là ghi chú docs
*/
fun Cong(x:Int,y:Int):Int
{
return x+y
}
/*
Đây là hàm main
dùng để chạy chương trình
*/
fun main(args: Array) {
//gọi hàm Cộng 2 số
val t:Int=Cong(7,8)
println(t)
}
[/code]

Như Vậy Tui đã trình bày xong các cách ghi chú khi lập trình với Kotlin, các bạn chú ý tuân thủ các ghi chú nhé.

Hẹn gặp lại các bạn ở những bài tiếp theo

Source code bài này: http://www.mediafire.com/file/noddqk98ug39pn0/HocGhiChu.rar

Chúc các bạn thành công

Trần Duy Thanh (http://ssoftinc.com/)

Bài 4-Cách xuất dữ liệu ra màn hình Kotlin

[polldaddy poll=9764234]

Như vậy ở bài 3 chúng ta đã biết tạo một Project Kotlin như thế nào rồi, trong bài này chúng ta sẽ học cách thức xuất dữ liệu ra màn hình Kotlin.

Trong Kotlin để xuất dữ liệu ra màn hình ta dùng 2 hàm chính đó là print() và println() . Hai hàm này thuộc thư viện kotlin.io

hàm println() dùng để xuất dữ liệu trên các dòng khác nhau, ví dụ:

[code language=”java”]

println(“Obama”)
println(“Putin”)
println(“Kim Jong Un”)

[/code]

Kết quả:

Hàm print() để xuất dữ liệu trên cùng một dòng, ví dụ:

[code language=”java”]

print(“Obama”)
print(“Putin”)
print(“Kim Jong Un”)

[/code]

kết quả:

Ngoài ra Kotlin cũng cung cấp một số ký tự đặc biệt để ta điều hướng cách thức hiển thị dữ liệu, chẳng hạn như:

  • \n để Xuống dòng
  • \t để thụt đầu dòng
  • \” để trích dẫn

Ví dụ ta xuất bài thơ sau:

[code language=”java”]
println(“Quanh năm buôn bán ở mom sông”)
println(“Nuôi đủ năm con với một chồng”)
println(“\tlặn lội thân cờ khi quãng vắng”)
println(“\teo sèo mặt nước buổi đò đồng”)
println(“Một duyên hai nợ âu đành phận”)
println(“Năm nắng mười mưa há chẳng công”)
println(“\tCha mẹ thói đời \”ăn ở bạc\””)
println(“\tCó chồng hờ hững cũng như không”)
[/code]

kết quả:

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong cách thức xuất dữ liệu ra màn hình, các bạn thử lại 2 hàm print() và println() này nhé. Chúc các bạn thành công.

Source code tải ở đây: http://www.mediafire.com/file/wcjeoait1ubpl9a/XuatDuLieu.rar

Hẹn gặp các bạn ở các bài tiếp theo

Trần Duy Thanh (http://ssoftinc.com/)

Bài 3-Tạo ứng dụng Kotlin đầu tiên

[polldaddy poll=9764234]

bài  2 chúng ta đã biết cách tải và cài đặt công cụ lập trình Kotlin. Trước khi đi vào chi tiết về Kotlin thì ta cần biết làm thế nào để tạo một Project Kotlin đầu tiên, ta thường nói Tiếng Anh cho sang miệng đó là “Hello World Project”. Ta không nói Tiếng Anh thì mọi người tưởng chúng ta dốt, nhưng đã nói rồi thì … họ không còn nghi ngờ gì nữa.

Khởi động IntelliJ IDEA, từ short cut ở màn hình Desktop ta double click để khởi động:

Màn hình Welcome của IntelliJ IDEA, ta bấm Create New Project:  Sau khi bấm Create New Project, màn New Project xuất hiện:

Ở màn hình New Project bên trên, bạn chú ý góc phải trên cùng có button “New” cùng hàng với Project SDK. Đây chính là nơi chọn đường dẫn mà bạn đã cài đặt JDK, bạn bấm vào Button này để trỏ chính xác tới nơi mà bạn đã cài đặt (nên cài JDK từ bản 1.8 trở lên). Mục danh sách bên dưới các bạn checked vào Kotlin (Java). Sau khi cấu hình xong bạn sẽ có giao diện tương tự như dưới đây:

Bạn thấy đó, ở trên JDK đã được update, tiếp theo bạn bấm Next :

Mục Project name: Tên của dự án, bạn đặt “HelloWorld

Mục Project Location: Nơi lưu trữ dự án, bạn trỏ tới thư mục mà bạn muốn lưu trữ.

Sau đó bấm Finish để tạo Project HelloWorld. Nếu chương trình kiểm tra thấy đường dẫn chưa tồn tại thì sẽ xuất hiển cửa sổ xác nhận để tạo:

Ta bấm OK để đồng ý tạo đường dẫn lưu Project HelloWorld.

Đây là màn hình cấu trúc Project Kotlin được tạo ra:

– Thư mục .idea cho ta các tập tin cấu hình, tham chiếu thư viện.

– Thư mục src là nơi lưu trữ các tập tin, lớp source code cho dự án.

– File HelloWorld.iml bản chất là một file XML, được lưu các thông số cấu hình mặc định cho dự án.

-External Libraries: Thư viện liên kết ngoài: Bắt buộc phải có JDK, KotlinJavaRuntime, các thư viện này sẽ được tham chiếu trong tập tin KotlinJavaRuntime.xml.

Để tạo một Mã nguồn bằng Kotlin ta tiến hành: Bấm chuột phải vào thư mục src/ chọn New/ chọn Kotlin File/Class:

Màn hình yêu cầu tạo Kotlin File xuất hiện như dưới đầy:

Mục Name: Bạn đặt tên tùy ý, ví dụ Tui đặt là app

Mục Kind: Chọn File(bài này sẽ chọn File, các bài sau tùy trường hợp mà ta chọn các loại khác trong combobox)

Nhấn OK để tạo, ta thấy cấu trúc source code sẽ như sau:

Như vậy bạn quan sát thấy, phần mở rộng của Kotlin là kt, ta tiến hành Coding để xuất ra dòng thông báo chất nhất quả đất “Hello World! I’m http://ssoftinc.com/“:

Trong màn hình soạn thảo coding của app.kt, bạn chỉ cần gõ chữ main rồi nhấn tổ hợp phím ctrl+space, hàm main đầy đủ sẽ được xuất hiện:

Khi bạn nhấn Ctrl+spacce bạn thấy dòng màu xanh bên trên xuất hiện với chữ main() function==>bạn chỉ cần nhấn Enter là tự động xuất hiện lệnh đầy đủ (mấy cái này gọi là Template, chả có gì cao siêu đâu, ta có thể tự cấu hình được. Còn đầy là các Template mặc định của IntelliJ IDEA):

Ở trên bạn thấy cấu trúc hàm main, với từ khóa fun (tức là function), bên trong là các arguments input đầu vào khi chạy mã lệnh (thường được dùng để truyền thông số gọi qua lại giữa các ứng dụng khác nhau). Bạn muốn xuât dòng lệnh thông báo ra màn hình thì viết bên trong hàm main, ví dụ:

Bạn quan sát nó có gì lạ với Java? kết thúc câu lệnh không phải gõ chấm phẩy đúng không?

Bây giờ làm sao để chạy được đoạn lệnh này? ta có thể vào menu Run/Run. Hoặc bấm chuột phải vào app.kt rồi chọn Run App.kt như hình dưới đây:

Bạn chờ chương trình biên dịch và chạy ra kết quả như dưới đây:

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong chi tiết cách tạo một Project  Kotlin ban đầu như thế nào, cũng như cách chạy nó, Các bạn làm bài này để thành thạo các thao tác cơ bản đầu tiên trước nhé.

Tải source code tại đây: http://www.mediafire.com/file/jccf8ghwar4d7de/HelloWorld.rar

Chúc các bạn thành công

hẹn gặp lại các bạn ở các bài hướng dẫn tiếp theo

Trần Duy Thanh (http://ssoftinc.com/)

Bài 2-Cài đặt công cụ lập trình Kotlin

[polldaddy poll=9764234]

bài 1 Tui  đã trình bày lý do vì sao nên học Kotlin, Trong bài này Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt công cụ lập trình Kotlin.

Để lập trình được Kotlin các bạn có thể sử dụng Website để thử nghiệm online https://try.kotlinlang.org/

Hoặc cài đặt phần mềm IntelliJ IDEA , Eclipse Neon , Command Line Compiler , Build Tools (Ant, Maven, Gradle,    Griffon (external support))

Bài này Tui sẽ hướng dẫn cách cài đặt phần mềm IntelliJ IDEA để lập trình Kotlin (vì xuyên suốt các bài hướng dẫn lập trình Kotlin thì Tui sẽ dùng công cụ này để minh họa)

Trước tiên bạn cần cài JDK vào máy trước (Kotlin chạy trên JVM, cài bản 1.8 trở lên), khóa học Kotlin thường dành cho những ai đã rành về Java. Bước này các bạn tự xử nhé.

Có 2 trường hợp để tải phần mềm IntelliJ IDEA:

1.Nếu bạn là lập trình viên bình thường

2.Nếu bạn là Teacher hoặc Student (dành cho Education)

Bây giờ Tui sẽ hướng dẫn chi tiết 2 trường hợp tải phần mềm này

Trường hợp 1: Nếu bạn là lập trình viên bình thường

Các bạn tải bản Community của IntelliJ IDEA tại link sau: http://www.jetbrains.com/idea/download/index.html

Ở màn hình trên, ta chọn Download Exe trong mục Community, tại thời điểm Tui viết bài hướng dẫn này là ngày 21/05/2017 nên bạn sẽ có kết quả sau (tùy thuộc vào thời điểm bạn tải khác nhau mà có thể có version khác):

Ta thấy với phiên bản hiện tại thì có tập tin “ideaIC-2017.1.3.exe”, dung lượng hơn 351MB. Để cài đặt ta double click vào tập tin vừa tải về máy:

Bấm Next để tiếp tục, màn hình yêu cầu chọn nơi cài đặt sẽ hiển thị ra như dưới đây:

Ta có thể để mặc định rồi bấm Next, Chương trình sẽ hiển thị các cấu hình lựa chọn trong quá trình cài đặt, Ta chọn cấu hình như trên rồi bấm Next -> màn hình yêu cầu chọn Start Menu xuất hiện: Ta để mặc định rồi bấm Install, chờ chương trình hoàn tất việc cài đặt:

Sau khi cài đặt thành công, ta có giao diện thông báo như dưới đây:

Bấm Finish để hoàn tất việc cài đặt, nếu muốn hoàn tất và khởi động luôn phần mềm thì checked vào “Run IntelliJ IDEA Commynity Edition”, ta cũng có thể quan sát ngoài màn hình Desktop đã có shortcut để chạy phần mềm. Nếu là lần đầu chạy phần mềm bạn sẽ gặp cửa sổ sau:

Ta chọn Do not import settings rồi bấm OK, màn hình yêu cầu thiết lập Theme cho công cụ xuất hiện:

Có 2 màn hình nền mặc định ở trên, tùy bạn lựa chọn, sau đó bấm Skip All And Set Defaults cho lẹ, dưới đây là màn hình sau khi đã cấu hình xong IntelliJ IDEA, các lần sau khởi động sẽ tương tự:

Trường hợp 2: Nếu bạn là Teacher hoặc Student (dành cho Education)

Vào link : https://www.jetbrains.com/student/

Ta chọn Apply Now, màn hình đăng ký sẽ xuất hiện như dưới đây:

Ở màn hình trên bạn chọn Universities Email Address. Nếu là Giảng Viên thì chọn I’m a Teacher, còn nếu là Sinh Viên thì chọn I’m a Student

Nập đầy đủ tên và email rồi nhấn Apply For Free Products

Khi bạn nhấn nút này thì sẽ có 1 Email gửi tới email Education của bạn để yêu cầu bạn xác thực, nội dung giống như sau:

Ở màn hình Email xác thực, bạn nhấn vào nút Confirm Request để xác thực. Khi nhấn vào nút này bạn sẽ thấy một màn hình thông báo xác thực thành công như dưới đây:

Lúc này sẽ có 1 Email thứ 2 thông báo hướng dẫn cách Kích hoạt tài khoản education, bạn check email sẽ có nội dung tương tự dưới đây:

Bạn nhấn vào Activate Educational License để kích hoạt, lúc này sẽ có một Website xuất hiện, yêu cầu ta bấm Xác nhận:

Sau khi bấm Accept, bạn được yêu cầu nhập thông tin đăng nhập hệ thống:

Nhập thông tin xong bạn nhấn Submit để đăng ký tài khoản, lúc này màn hình quản lý Phần mềm bản quyền sẽ xuất hiện như dưới đây:

Bạn nhấn vào Download, nó xổ ra nhiều phần mềm. Cần phần mềm bản quyền nào thì cứ nhấn chọn mà tải:

Ở trên ta chọn IntelliJ IDEA Ultimate để tải:

Bạn bấm Download và tải, sau đó cài đặt giống trường hợp 1 nhé.

Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong cách tải và cài đặt công cụ lập trình Kotlin, bạn nào từng làm Android Studio thì thấy giao diện rất tương đồng đúng không?

Bài kế tiếp Tui sẽ hướng dẫn cách tạo 1 Project HelloWorld Kotlin, để có cảm giác lập trình với ngôn ngữ mới coóng này nhé.

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

Trần Duy Thanh (https://ssoftinc.com/)

Bài 1: Có nên học Kotlin?

[polldaddy poll=9764234]

Mấy ngày này cái tên Kotlin đã tạo nên một cơn địa chấn làm rung chuyển giới công nghệ, bạn đã xem phim “Đường Sơn Đại Địa Chấn” chưa? nếu bộ phim vô cùng hay này đã cướp đi không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả thì Kotlin làm điều ngược lại, nó lan tỏa không biết bao nhiêu nụ cười cho giới lập trình viên bởi nhiều tiện ích mà nó đem lại. Đặc biệt ngày 17/05/2017 vừa rồi Google đã công bố Kotlin trở thành ngôn ngữ lập trình Android chính thống giáo, từ phiên bản Android Studio 3.0 các lập trình viên có thể tha hồ tung hoành!

Và Tui dự đoán rằng: Trong tương lai sẽ có làn sóng mạnh mẽ về tuyển dụng lập trình viên Android bằng ngôn ngữ Kotlin, các công ty sẽ rất khát nhân lực, các bạn cần nhanh chóng nghiên cứu Kotlin để đi đầu về công nghệ.

Nếu bạn còn bảo lưu quan điểm Chậm Mà Chắc, thì Tui nghĩ nó không còn đúng nữa. Thời đại này khác xưa rồi, các bạn phải Nhanh Mà Chắc mới hơn người ta được, đừng chờ cho tới khi Kotlin quá phổ biến thì lúc đó bạn là người đến sau. Hãy chiến đấu ngay từ bây giờ để đi đầu về công nghệ!

Hi hi hi, nghe tới đây bạn Đã Ghiền Kotlin chưa? Ngày xưa Tui học Văn là dốt nhất lớp, toàn bị 4.5 điểm, nên cố gắng lắm mới viết được một chút ít giới thiệu về Kotlin

ha ha – nhìn hình này có vẻ Toptal nói Java già cỗi

Kotlin có nhiều ưu điểm, ở đây Tui liệt kê một số để các bạn tham khảo (dĩ nhiên các bạn có thể tìm hiểu thêm):

Ngắn gọn như thế nào?

  • Ta có thể dễ dàng viết các POJO (Plain Old Java Object) trên một dòng :
data class Customer(val name: String, val email: String, val company: String)
  • Ta có thể dùng Lambda để lọc dữ liệu một cách nhanh chóng:
val positiveNumbers = list.filter { it > 0 }
  • Ta có thể tạo đối tượng bằng SingleTon:
object ThisIsASingleton {
    val companyName: String = "https://ssoftinc.com/"
}

Và còn nhiều cách viết ngắn gọn khác nữa, các bạn có thể tham khảo thêm trên http://kotlinlang.org/

An toàn như thế nào?

Kotlin tự động kiểm tra lỗi biễn dịch Null pointer exception, các hành vi trên tập dữ liệu null, tự động ép kiểu đúng một cách chính xác cho ta, ví dụ so sánh:

Đa năng  như thế nào?

Phải nói Kotlin có thể làm các multiplatform applications. Có thể build Kotlin cho Server-side , cho Android, cho Javascript, Native….

Khả năng tương tác như thế nào?

Kotlin có thể sử dụng được 100% các thư viện từ JVM, có thể dễ dàng từ Kotlin triệu gọi Java và từ Java triệu gọi Kotlin. Giúp các Lập trình viên không lo lắng về việc chuyển đổi coding, tăng khả năng tương tác mạnh mẽ trong hệ thống.

Ngoài ra Kotlin còn có thể dễ dàng lập trình trên nhiều công cụ khác nhau: Website, Eclipse, Netbeans, Android Studio, JetBrains… Tài liệu lập trình phong phú, cộng đồng hỗ trợ Kotlin ngày càng không ngừng phát triển.

Các cuốn sách Lập trình viên có thể nghiên cứu:

1.Kotlin in Action

Cuốn sách có 11 chương, giúp bạn hiểu rõ về Kotlin từ cơ bản tới nâng

2.Kotlin for Android Developers

Sách dành cho những ai đã rành về Kotlin, tiếp tục phát triển Kotlin bên Android (phần đầu vẫn dạy về Kotlin), được xé nhỏ thành 26 chương giúp ta dễ dàng học

3.Modern Web Development with Kotlin

Cuốn sách dạy về Web với Kotin, đặc biệt EcmaScript 6 chuẩn mới nhất, Json….Các bạn quan tâm có thể học, khoảng 115 trang.

4.Programming Kotlin

Cuốn này cũng tương tự, giúp ta có thể học tốt Kotlin. Bố trí thành 13 chương (420 pages ) các bạn có thể bám theo cuốn này để học

5.Fundamental Kotlin

Cuốn sách này khá hay, bạn có thể tham khảo.

Chúc các bạn nhanh chóng học tốt Kotlin, hẹn gặp các bạn ở những bài sau

Trần Duy Thanh (https://ssoftinc.com/)