Bài 3-Tạo ứng dụng Kotlin đầu tiên

[polldaddy poll=9764234]

bài  2 chúng ta đã biết cách tải và cài đặt công cụ lập trình Kotlin. Trước khi đi vào chi tiết về Kotlin thì ta cần biết làm thế nào để tạo một Project Kotlin đầu tiên, ta thường nói Tiếng Anh cho sang miệng đó là “Hello World Project”. Ta không nói Tiếng Anh thì mọi người tưởng chúng ta dốt, nhưng đã nói rồi thì … họ không còn nghi ngờ gì nữa.

Khởi động IntelliJ IDEA, từ short cut ở màn hình Desktop ta double click để khởi động:

Màn hình Welcome của IntelliJ IDEA, ta bấm Create New Project:  Sau khi bấm Create New Project, màn New Project xuất hiện:

Ở màn hình New Project bên trên, bạn chú ý góc phải trên cùng có button “New” cùng hàng với Project SDK. Đây chính là nơi chọn đường dẫn mà bạn đã cài đặt JDK, bạn bấm vào Button này để trỏ chính xác tới nơi mà bạn đã cài đặt (nên cài JDK từ bản 1.8 trở lên). Mục danh sách bên dưới các bạn checked vào Kotlin (Java). Sau khi cấu hình xong bạn sẽ có giao diện tương tự như dưới đây:

Bạn thấy đó, ở trên JDK đã được update, tiếp theo bạn bấm Next :

Mục Project name: Tên của dự án, bạn đặt “HelloWorld

Mục Project Location: Nơi lưu trữ dự án, bạn trỏ tới thư mục mà bạn muốn lưu trữ.

Sau đó bấm Finish để tạo Project HelloWorld. Nếu chương trình kiểm tra thấy đường dẫn chưa tồn tại thì sẽ xuất hiển cửa sổ xác nhận để tạo:

Ta bấm OK để đồng ý tạo đường dẫn lưu Project HelloWorld.

Đây là màn hình cấu trúc Project Kotlin được tạo ra:

– Thư mục .idea cho ta các tập tin cấu hình, tham chiếu thư viện.

– Thư mục src là nơi lưu trữ các tập tin, lớp source code cho dự án.

– File HelloWorld.iml bản chất là một file XML, được lưu các thông số cấu hình mặc định cho dự án.

-External Libraries: Thư viện liên kết ngoài: Bắt buộc phải có JDK, KotlinJavaRuntime, các thư viện này sẽ được tham chiếu trong tập tin KotlinJavaRuntime.xml.

Để tạo một Mã nguồn bằng Kotlin ta tiến hành: Bấm chuột phải vào thư mục src/ chọn New/ chọn Kotlin File/Class:

Màn hình yêu cầu tạo Kotlin File xuất hiện như dưới đầy:

Mục Name: Bạn đặt tên tùy ý, ví dụ Tui đặt là app

Mục Kind: Chọn File(bài này sẽ chọn File, các bài sau tùy trường hợp mà ta chọn các loại khác trong combobox)

Nhấn OK để tạo, ta thấy cấu trúc source code sẽ như sau:

Như vậy bạn quan sát thấy, phần mở rộng của Kotlin là kt, ta tiến hành Coding để xuất ra dòng thông báo chất nhất quả đất “Hello World! I’m http://ssoftinc.com/“:

Trong màn hình soạn thảo coding của app.kt, bạn chỉ cần gõ chữ main rồi nhấn tổ hợp phím ctrl+space, hàm main đầy đủ sẽ được xuất hiện:

Khi bạn nhấn Ctrl+spacce bạn thấy dòng màu xanh bên trên xuất hiện với chữ main() function==>bạn chỉ cần nhấn Enter là tự động xuất hiện lệnh đầy đủ (mấy cái này gọi là Template, chả có gì cao siêu đâu, ta có thể tự cấu hình được. Còn đầy là các Template mặc định của IntelliJ IDEA):

Ở trên bạn thấy cấu trúc hàm main, với từ khóa fun (tức là function), bên trong là các arguments input đầu vào khi chạy mã lệnh (thường được dùng để truyền thông số gọi qua lại giữa các ứng dụng khác nhau). Bạn muốn xuât dòng lệnh thông báo ra màn hình thì viết bên trong hàm main, ví dụ:

Bạn quan sát nó có gì lạ với Java? kết thúc câu lệnh không phải gõ chấm phẩy đúng không?

Bây giờ làm sao để chạy được đoạn lệnh này? ta có thể vào menu Run/Run. Hoặc bấm chuột phải vào app.kt rồi chọn Run App.kt như hình dưới đây:

Bạn chờ chương trình biên dịch và chạy ra kết quả như dưới đây:

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong chi tiết cách tạo một Project  Kotlin ban đầu như thế nào, cũng như cách chạy nó, Các bạn làm bài này để thành thạo các thao tác cơ bản đầu tiên trước nhé.

Tải source code tại đây: http://www.mediafire.com/file/jccf8ghwar4d7de/HelloWorld.rar

Chúc các bạn thành công

hẹn gặp lại các bạn ở các bài hướng dẫn tiếp theo

Trần Duy Thanh (http://ssoftinc.com/)