Bài 16: Bắt đầu một dự án tự động hóa

Ta tạo một dự án tự động hóa tên là “FirstRPA“. Quy trình của dự án được thể hiện trong hình dưới đây:

Mô tả chi tiết dự án được trình bày như dưới đây:

Input:

Nhập vào một dãy số được ngăn cách bởi dấu phẩy , từ InputMessageBox

Ví dụ: 3,4,7,1,9,6,2

OUTPUT:

Tách dãy số thành 2 dãy số con sắp xếp tăng dần và hiển thị ra MessageBox

-Dãy số 1 bao gồm các số lẻ

 -Dãy số 2 bao gồm các số chẵn

Chúng ta bắt đầu thực hiện chi tiết theo các bước dưới đây:

Khởi động UiPath Studio ta có giao diện như sau:

Ta chọn Process trong mục New Project chỗ mũi tên màu vàng mà Tui trỏ tới. Lúc này màn hình New Blank Process sẽ xuất hiện ra như dưới đây:

Ta tiến hành nhập thông tin cho Name và Description.

Name: Đặt tên cho dự án, trong trường hợp này là FirstRPA

Description: Đặt mô tả cho dự án

Ở bên dưới có nút “Show advanced options”, bạn nhấn vào nó để hiện thị cấu hình nâng cao:

Ta tiến hành nhập và chọn bổ sung thêm các dữ kiện cho màn hình New Blank Process này:

Name: Đặt tên cho dự án FirstRPA

Description: Đặt mô tả cho dự án

Location: Nơi lưu trữ dự án, bạn muốn lưu ở đâu thì chọn thư mục ở đó

Compatibility: Chọn Windows

Language: Chọn C# vì phổ biến nhất hiện nay (có thể chọn VB)

Sau khi nhập đủ thông tin, bạn nhấn nút “Create” để tạo Process:

Bạn chờ cho hệ thống xử lý các thư viện liên quan để hoàn tất quá trình tạo Process.

Sau khi Process tạo thành công thì ta có giao diện như dưới đây:

Ở góc trái dưới cùng của màn hình phần mềm, ta chọn thẻ “Activities“, giao diện sẽ như sau:

Ta tiến hành kéo thả các Activities vào để thực hiện quy trình:

Bước 1:

Trước tiên là kéo thả Input Dialog Activity vào màn hình Main:

Trong ô tìm kiếm, bạn nhập từ khóa input (số 1) , lúc này UiPath sẽ filter các Activity có chứa tên input, bạn click chọn Input Dialog (số 2) rồi kéo thả Activity nào vào màn hình Main (số 3).

Sau khi kéo thả Input Dialog Activity thành công, ta sẽ có giao diện như dưới đây:

Ta tiến hành nhập dữ liệu cho Input Dialog, Activity này có nhiệm vụ là nhận vào một dãy số được ngăn cách bởi dấu phẩy:

Dialog Title: Nhập tiêu đề cho cửa sổ. Lưu ý rằng tất cả chuỗi trong UiPath bắt buộc phải được để trong nháy kép. Trong trường hợp này ta nhập “Input a list of number”

Input label: Nhập nhãn hiển thị ở ô nhập liệu. Ta nhập “Please input a list of number:”

– Cửa sổ cần phải lưu lại giá trị của người dùng nhập vào, giá trị này được gọi là Value entered

– Trong ô Value Entered nhấn tổ hợp phím Ctrl+K hoặc nhấn vào dấu + rồi chọn Create Variable:

– Nhập tên biến lưu trữ dữ liệu đầu vào là original_list

Sau khi nhấn Enter, Biến original_list sẽ tự động tạo ra nhóm thẻ Variables:

Bước 2:

Ta kéo thả một Assign activity, tạo một biến tên là odd_list để lưu trữ danh sách các số lẻ và sắp xếp tăng dần:

Trong ô tìm kiếm, bạn nhập từ khóa assign (số 1) , lúc này UiPath sẽ filter các Activity có chứa tên assign, bạn click chọn Assign activity (số 2) rồi kéo thả Activity nào vào màn hình Main (số 3).

Sau khi kéo thả thành công ta sẽ có kết quả như dưới đây:

Assign activity có 2 thông số là Save toValue to save.

– Mục Save to nhấn tổ hợp phím Ctrl+K hoặc nhấn vào dấu + rồi chọn Create Variable để tạo tên biến odd_list, bước tạo biến giống như original_list

Sau khi tạo xong biến odd_list ta sẽ có kết quả như dưới đây:

– Bây giờ ta tiến hành Xử lý mã lệnh để lưu giá trị cho odd_list: danh sách số lẻ và sắp xếp tăng dần.

– Trong mục Value to save nhấn biểu tượng hình vuôn hoặc nhấn vào dấu + rồi chọn “Open in Expression Editor”:

Lúc này màn hình Expression Editor sẽ xuất hiện ra như dưới đây:

Bạn nhập mà lệnh bằng ngôn ngữ lập trình C# như trên, nó là cú pháp của LINQ, nếu bạn chưa có kiến thức về LINQ thì đăng ký học LINQ ở link này.

Dưới đây là mã lệnh trong Express Editor, Tui cung cấp trong block dưới đây để bạn dễ tham khảo:

String.Join(",", 
         original_list.Split(new char[]{','})
                      .Select(x=>int.Parse(x))
                      .Where(x=>x%2!=0)
                      .OrderBy(x=>x))

Sau khi nhập mã lệnh hoàn tất cho odd_list thì bạn nhấn nút “save” để quay trở về màn hình chính, kết quả:

Bước 3:

Ta kéo thả thêm một Assign activity, tạo một biến tên là even_list để lưu trữ danh sách các số chẵn và sắp xếp tăng dần:

Trong ô tìm kiếm, bạn nhập từ khóa assign (số 1) , lúc này UiPath sẽ filter các Activity có chứa tên assign, bạn click chọn Assign activity (số 2) rồi kéo thả Activity nào vào màn hình Main (số 3).

Sau khi kéo thả thành công ta sẽ có kết quả như dưới đây:

– Tạo biến even_list giống như các bước trước. Sau đó thực hiện Xử lý mã lệnh để lưu giá trị cho even_list: danh sách số chẵn và sắp xếp tăng dần

Ta nhập mã lệnh cho even_list trong cửa sổ Expression Editor (bạn làm giống như odd_list):

Dưới đây là mã lệnh trong Express Editor, Tui cung cấp trong block dưới đây để bạn dễ tham khảo:

String.Join(",", 
         original_list.Split(new char[]{','})
                      .Select(x=>int.Parse(x))
                      .Where(x=>x%2==0)
                      .OrderBy(x=>x))

Sau khi nhập mã lệnh hoàn tất cho even_list thì bạn nhấn nút “save” để quay trở về màn hình chính, kết quả:

Bước 4:

Ta kéo thả thêm một MessageBox activity, để hiển thị kết quả của 3 danh số: Dãy số gốc, dãy số lẻ tăng dần, dãy số chẵn tăng dần.

Trong ô tìm kiếm, bạn nhập từ khóa message(số 1) , lúc này UiPath sẽ filter các Activity có chứa tên message, bạn click chọn Message Box activity (số 2) rồi kéo thả Activity nào vào màn hình Main (số 3).

Sau khi kéo thả thành công ta sẽ có kết quả như dưới đây:

Ta nhập mã lệnh cho MesageBox (nhấn vào biểu tượng ô Vuông, hoặc nhấn dấu + rồi chọn Open in Expression Editor) trong màn hình Expression Editor như sau:

Mã lệnh chi tiết:

Tui cung cấp mã lệnh trong block dưới đây để bạn dễ tham khảo:

"Original List: "+original_list+"\n"+
"Odd List: "+odd_list+"\n"+
"Even List:"+even_list

Sau khi nhập mã lệnh hoàn tất thì bạn nhấn nút “save” để quay trở về màn hình chính, kết quả:

Bước 4:

Chạy dự án tự động hóa. Từ màn hình của chương trình, ta chọn biểu tượng run (debug):

Sau khi thực thi thành công ta có kết quả:

Màn hình Input a list of number hiển thị, bạn nhập danh sách số ngăn cách bởi dấu phẩy: 3,4,7,1,9,6,2

Sau đó nhấn nút OK thì có được kết quả hiển thị trong màn hình Message Box như trên.

Bạn có thể tải full source code dự án tự động hóa này ở đây:

https://www.mediafire.com/file/luao3at3heqd4zu/FirstRPA.rar/file

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong chi tiết quá trình tạo một dự án tự động hóa đầu tiên như thế nào, bạn đã biết cách tạo dự án, làm quen với một số Activity thường sử dụng, cách đặt tên biến, cách xử lý coding C# cũng như cách thực thi.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án tự động hóa”, bài học này sẽ giải thích ý nghĩa của một số thành phần quan trọng thường dùng trong dự án tự động hóa như: Các vùng làm việc chính trong dự án, Thẻ Project, Thẻ Activities, Thẻ Snippets, Thẻ Properties, Thẻ Data Manager, Thẻ Outline

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chươngĐăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Bài 15: Cài đặt và kích hoạt phần mềm UiPath Studio

bài 14 các bạn đã biết cách đăng ký tài khoản và tải UiPath Studio rồi, bài này chúng ta sẽ tiến hành cài đặt và kích hoạt UiPath Studio.

Bạn Double – click vào file “UiPathStudioCommunity.msi” đã tải ở bài 14:

Màn hình Welcome to UiPath Setup sẽ xuất hiện như dưới đây:

Bạn chọn “Quick (for Community users)” và checked vào “I accept the terms in the License Agreement”, sau đó nhấn nút Install để bắt đầu cài đặt. Sau đó bạn chờ chương trình cài đặt:

Thông thường khi cài đặt UiPath thì ta thường cài kèm theo UiPath extension cho các trình duyệt. Hệ thống sẽ hỏi các nội dung tương tự như dưới đây trong quá trình cài đặt:

Cửa sổ ở trên là thông báo cài UiPath extension cho trình duyệt Chrome, gặp các cửa sổ này bạn có nhấn OK là được, có thể bạn nên đóng toàn bộ các trình duyệt đi cũng được.

Hình trên là xác nhận cài extension cho Edge. Trường hợp mà trình duyệt bạn muốn cài Extension nhưng chưa đóng thì sẽ thấy các màn hình như sau xuất hiện:

Cứ tiếp tục bấm OK là được. Bạn tiếp tục chờ cho tới khi chương trình báo là “Completed the UiPath Setup” như hình dưới đây:

Để kích hoạt phần mềm UiPath thì ngay màn hình cài đặt hoàn tất này, bạn nhấn vào nút lệnh “Launch UiPath Studio”, hoặc trên màn hình Desktop có biểu tượng Uipath Studio, bạn Double click vào biểu tượng này:

Lần đầu tiên kích hoạt phần mềm UiPath Studio, chương trình sẽ yêu cầu kết nối Service URL (https://cloud.uipath.com) như dưới đây:

Bạn nhấn nút “Sign in”, lúc này trình duyệt sẽ hỏi bạn muốn mở phần mềm UiPath hay không:

Bạn nhấn vào nút “Open UiPath”, lúc này chương trình sẽ hiển thị ra màn hình “Connect to tenant”, bạn chờ hệ thống kết nối tới tài khoản của mình đã đăng nhập trước đó, rồi nhấn nút “Continue”:

Sau khi nhấn nút “Continue”, màn hình Welcome to Studio xuất hiện ra như dưới đây:

màn hình trên có các lựa chọn như “Watch” để giới thiệu sơ lược vè UiPath, “Tutorial” để xem các hướng dẫn về xây dựng quy trình tự động hóa, “Academy” để mở ra hệ thống các khóa học liên quan tới hệ sinh thái UiPath về tự động hóa quy trình bằng Robot. Bạn có thể sắp xếp thời gian để học tập thêm

Bây giờ bạn nhấn nút “Close”, nếu không muốn hiển thị lại ở lần chạy tiếp theo thì checked vào “Don’t show again”.

Sau khi nhấn nút “Close” thì màn hình UiPath Studio Community xuất hiện ra như dưới đây:

Nếu lần đầu chưa biết cách sử dụng thì ở cửa sổ “Start your journey here” bạn nhấn nút Start để phần mềm hướng dẫn sơ lược cách sử dụng. Còn không muốn thì bạn nhấn vào nút “X”.

Dưới đây là màn hình khởi động Uipath Studio lần đầu tiên khi bạn kích hoạt thành công:

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong chi tiết quá trình cài đặt và kích hoạt phần mềm UiPath. Các bạn cố gắng làm theo từng bước để hoàn tất bài học này nhé.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Cách tạo dự án tự động hóa quy trình đầu tiên”, bài học này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo dự án, làm quen với một số Activity thường sử dụng, cách đặt tên biến, cách xử lý coding C# cũng như cách thực thi.

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chươngĐăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Bài 14: Đăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Bài học này Tui hướng dẫn các bạn cách Đăng ký và tải phần mềm UiPath Studio. Hiện có rất nhiều phiên bản liên quan tới tự động hóa. Tuy nhiên với khóa học Tự động hóa quy trình bằng Robot tập 1 thì chúng ta sử dụng UiPath Studio Community.

1. Đăng ký tài khoản UiPath

Trước tiên các bạn vào:

https://www.uipath.com

Sau đó chọn Sign In ở góc trên bên phải của Website UiPath:

UiPath sẽ yêu cầu đăng nhập với nhiều lựa chọn, ở đây để tiện lợi chúng ta đăng nhập bằng Gmail (chắc là bạn nào cũng dùng Gmail rồi):

Các bạn chọn “Continue with Google“.

Sau đó chọn tài khoản Gmail của bạn để đăng nhập:

Sau đó bạn cần cùng cấp các thông tin cần thiết để đăng nhập vào hệ thống UiPath. Nếu đăng nhập thành công, hệ thống sẽ yêu cầu tạo Organization như hình dưới đây:

Bạn click chọn “Create Organization” để tạo đường link theo tài khoản mà bạn mong muốn. Đây là URL rất quan trọng, nó sẽ tích hợp với Assistant cũng như Orchestrator. Khi nhấn chọn “Create Organization”, màn hình “Tell us a bit about yourself” sẽ hiển thị ra như dưới đây:

  • Display name: Bạn cung cấp tên của bạn, trong trường hợp này Tui đặt là “Trần Duy Thanh
  • Country/Region: Chọn Vietnam nhé

Nếu bạn muốn nhận các thông báo, quảng cáo khi có các sự kiện hay chiến dịch tung ra sản phẩm mới, hay khuyến mãi từ UiPath thì bạn checked vào “Send me information about UiPath products, events and promotions.”

Sau đó bạn nhấn nút “Next”, màn hình “Create Your Cloud Organization” sẽ hiển thị ra như dưới đây:

  • Cloud Organization Name: Bạn đặt tên theo tổ chức của bạn, hoặc theo ý nghĩa của các dự án. Ở đây Tui đặt là “duythanhcse” và trong xuyên suốt các khóa học liên quan tới tự động hóa quy trình, Tui sẽ sử dụng “duythanhcse

Sau đó bạn click nút “Create Organization”, bạn kiên nhẫn chờ hệ thống khởi tạo Organization cho bạn:

Sau khi Organization “duythanhcse” được khởi tạo thành công thì bạn sẽ thấy giao diện hiển thị ra như dưới đây:

Bạn quan sát là URL được tạo cho Tui là:

https://cloud.uipath.com/duythanhcse

Đây chính là Portal quan trọng, nó có thể được gọi là UiPath Automation Cloud. Mọi dự án tự động hóa khi bạn chạy no có thể được gắn vào Assistant hoặc đẩy lên Orchestrator của Automation Cloud này (những bài học chuyên sâu tiếp theo các bạn sẽ thấy Tui minh họa).

2. Tải phần mềm UiPath Community

Để tải phần mềm UiPath Community, các bạn scroll trang web xuống tới mục Resources:

Sau đó các bạn nhấn vào “Download center” ở mũi tên màu vàng mà Tui trỏ. Danh sách các phần mềm có thể tải sẽ được hiển thị ra như màn hình dưới đây:

Bạn Scroll tới mục phần mềm “Community Edition” rồi nhấn vào nút “Download” để tải về, hoặc nhấn vào “Copy Link” để sharing.

Ta nhấn “Download”, chương trình sẽ yêu cầu nơi lưu trữ cho “UiPathStudioCommunity.msi“:

Bạn chọn nơi lưu trữ rồi nhấn nút “Save”, nếu bạn cài sẵn Download Manager thì tải theo phần mềm này lựa chọn cũng được.

Kết quả sau khi tải UiPath Community:

Bạn quan sát thấy, dung lượng với phiên bản hiện tại ở thời điểm Tui hướng dẫn bài học này là khoảng 641MB.

Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong cách đăng ký tài khoản và tải phần mềm UiPath Community. Các bạn cố gắng làm theo đúng hướng dẫn.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Cài đặt và kích hoạt phần mềm UiPath Studio

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chươngĐăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Bài 13: Các Yêu cầu về phần cứng và phần mềm khi dùng UiPath

Để việc thực thi các dự án tự động hóa được hiệu quả thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phần cứng và phần mềm cũng như ngôn ngữ lập trình là rất đáng được lưu tâm.

1. Yêu cầu về Phần cứng

a. Máy tính (PC/Laptop)

Thành phầnYêu cầu tối thiểuKhuyến nghị
Bộ xử lý (CPU)Intel Core i3 (hoặc tương đương)Intel Core i5/i7 thế hệ 8 trở lên
RAM4GB8GB hoặc cao hơn
Ổ cứngHDD 10GB trốngSSD 20GB trống
Màn hìnhĐộ phân giải 1024×768Full HD 1920×1080
Kết nối mạngInternet ổn địnhInternet tốc độ cao

b. Máy chủ (cho UiPath Orchestrator)

Nếu Ta triển khai UiPath Orchestrator (trên cloud hoặc on-premise), cần có một máy chủ với cấu hình tối thiểu như sau:

Hệ điều hành: Windows Server 2016/2019/2022

CPU: Intel Xeon 4 lõi trở lên

RAM: 16GB trở lên

Ổ cứng: 100GB trở lên

SQL Server: Microsoft SQL Server 2016 trở lên

2. Yêu cầu về Phần mềm

a. Hệ điều hành (OS)

Windows:

•Windows 10/11 (64-bit)

•Windows Server 2016/2019/2022

•Windows 7 (hỗ trợ nhưng không khuyến khích)

Lưu ý: UiPath chưa hỗ trợ trên macOS và Linux. Nếu muốn chạy trên macOS, cần dùng máy ảo Windows.

b. .NET Framework

•Phiên bản tối thiểu: .NET Framework 4.6.1

•Khuyến nghị: .NET Framework 4.8 hoặc cao hơn

c. Các công cụ bổ trợ

Trình duyệt:

•Google Chrome (khuyến nghị)

•Microsoft Edge (Chromium)

•Mozilla Firefox

Microsoft Office (nếu cần tự động hóa Excel, Outlook…):

•Office 2016 trở lên (khuyến nghị dùng Office 365)

Cơ sở dữ liệu (nếu cần kết nối với database):

•Microsoft SQL Server

•Oracle Database

•MySQL, PostgreSQL

d. Ngôn ngữ lập trình

•Ngôn ngữ lập trình Visual Basic (VB)

•Ngôn ngữ lập trình C# (trong xuyên suốt các Khóa học về tự động hóa quy trình bằng Robot Tui sẽ sử dụng C# để giảng dạy), do đó các bạn cần có kiến thức về C# trước để đạt được kết quả tốt nhất. Và kỹ thuật lập trình LINQ được sử dụng chính yếu nên Bạn có thể tham gia học 3 Khóa học C# này trước (đặc biệt lưu ý Khóa LINQ):

3. Yêu cầu khác

UiPath Studio/StudioX: Cần có tài khoản để tải và kích hoạt.

UiPath Robot: Nếu triển khai tự động hóa, cần cấp quyền chạy nền.

UiPath Orchestrator (nếu dùng): Cần có cấu hình máy chủ hoặc đăng ký cloud UiPath Automation Cloud.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Đăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chươngĐăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Bài 12: Automation=data+ data manipulation+application interaction

Trước khi đi vào chi tiết xử lý các quy trình kỹ thuật, bạn cần xác định điều gì tạo nên sự tự động hóa? Quy trình RPA có thể được định nghĩa đơn giản là sự kết hợp giữa dữ liệu, thao tác dữ liệu và tương tác ứng dụng:

Automation=Data+ Data manipulation+Application interaction

Dữ liệu (Data) – UiPath Studio

– Công cụ này sẽ cung cấp các kiểu dữ liệu được xác định trước như kiểu số, kiểu chuỗi, kiểu ngày tháng, danh sách, bảng dữ liệu… các kiểu dữ liệu này sẽ được chọn khi xác định biến hoặc đối số hoặc các kiểu của riêng người triển khai.

– Ngoài ra, các kiểu dữ liệu mở rộng khác cũng được cung cấp rất đầy đủ trong công cụ UiPath Studio.

Thao tác dữ liệu (Data manipulation)

– Chúng ta có thể thao tác các dữ liệu thông qua các hoạt động của việc lựa chọn các Activity, các biểu thức tự động hóa hoặc các mã lệnh lập trình để thao tác dữ liệu.

– Các Activity có sẵn trong các Package được xây dựng sẵn bởi UiPath Studio, Ta có thể kéo ra, cài đặt và sử dụng trong công cụ này.

– Ngoài ra Ta cũng có thể tạo các Activity tùy chỉnh của riêng mình khi chúng ta có nhu cầu vượt quá các tính năng sẵn có trong mỗi Activity.

Tương tác ứng dụng (Application interaction)

– UiPath Studio cung cấp các chức năng giúp chúng ta cấu hình và thực hiện các chức năng thông qua Tự động hóa giao diện người dùng hoặc tích hợp các API, trí tuệ nhân tạo.

– Tự động hóa giao diện người dùng có thể được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng hiện nay. Các thành phần tương tác giao diện người dùng có thể được tái sử dụng bằng cách xây dựng các thư viện hoặc tạo các Kho lưu trữ đối tượng.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Các Yêu cầu về phần cứng và phần mềm khi dùng UiPath

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Bài 11: Giới thiệu về các phần mềm lõi của UiPath

UiPath là một nền tảng RPA (Robotic Process Automation) phổ biến nhất hiện nay, hệ sinh thái này giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh. Ba phần mềm cốt lõi của UiPath gồm:

1. UiPath Studio

2. UiPath Assistant

3. UiPath Orchestrator

Mỗi phần mềm này có vai trò riêng nhưng phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo quy trình tự động hóa diễn ra hiệu quả.

1. UiPath Studio

? Chức năng & Nhiệm vụ:

Là môi trường phát triển để tạo, chỉnh sửa và thiết kế quy trình tự động hóa.

•Cung cấp giao diện kéo & thả (drag-and-drop) với nhiều hoạt động (activities) có sẵn giúp lập trình không cần code quá nhiều (low-code).

•Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình như VB.NET, C# để tùy chỉnh quy trình tự động hóa phức tạp hơn.

•Cho phép kiểm thử (debug) và triển khai (publish) quy trình tự động.

Dưới đây là màn hình minh họa của UiPath Studio ở trạng thái làm việc:

2. UiPath Assistant

? Chức năng & Nhiệm vụ:

•Là ứng dụng chạy trên máy tính giúp người dùng kích hoạt và quản lý bot (robot) tự động hóa đã được lập trình trên UiPath Studio.

•Hỗ trợ tương tác với người dùng thông qua giao diện thân thiện để thực thi các quy trình tự động khi cần.

•Cho phép cấu hình, theo dõi và quản lý các quy trình tự động trực tiếp trên máy tính cá nhân.

Dưới đây là màn hình của UiPath Assistant ở trạng thái làm việc:

3. UiPath Orchestrator

? Chức năng & Nhiệm vụ:

•Là nền tảng quản lý và điều phối tập trung cho các bot (robots) UiPath.

•Cho phép triển khai, lên lịch, giám sát và quản lý quy trình tự động trên nhiều máy tính khác nhau.

•Tích hợp với UiPath Studio & Assistant để quản lý từ xa và tự động hóa quy mô lớn.

Đây là màn hình UiPath Orchestrator ở trạng thái đang hoạt động:

? Quy trình hoạt động của bộ ba phần mềm này như sau:

1.Nhà phát triển sử dụng UiPath Studio để thiết kế và lập trình quy trình tự động.

2.Sau khi hoàn tất, quy trình được triển khai (publish) lên UiPath Assistant hoặc UiPath Orchestrator.

3.Người dùng chạy quy trình bằng UiPath Assistant nếu muốn thực thi thủ công trên máy tính cá nhân.

4.UiPath Orchestrator sẽ điều phối các bot để chạy tự động trên nhiều máy (nếu là môi trường doanh nghiệp), theo dõi tiến trình và xử lý lỗi.

? Tóm lược lại:

UiPath Studio: Công cụ phát triển quy trình tự động hóa.

UiPath Assistant: Ứng dụng cho người dùng cuối để chạy quy trình tự động.

UiPath Orchestrator: Hệ thống quản lý và điều phối bot từ xa.

Cả ba phần mềm này phối hợp với nhau để giúp doanh nghiệp tự động hóa công việc hiệu quả, từ khâu phát triển đến triển khai và giám sát.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Automation=data+ data manipulation+application interaction

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Bài 10: Giới thiệu chương 2 – Tổng quan về phần mềm tự động hóa quy trình bằng Robot – UiPath Studio

Trong Chương 2, Tui sẽ trình bày các kiến thức cho người học RPA liên quan tới:

(1) Giới thiệu về các phần mềm lõi của UiPath

UiPath là một nền tảng RPA (Robotic Process Automation) phổ biến nhất hiện nay, hệ sinh thái này giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh. Ba phần mềm cốt lõi của UiPath sẽ được trình bày bao gồm:

  • UiPath Studio
  • UiPath Assistant
  • UiPath Orchestrator
    Mỗi phần mềm này có vai trò riêng nhưng phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo quy trình tự động hóa diễn ra hiệu quả.

(2) Automation=data+ data manipulation+application interaction
Quy trình RPA có thể được định nghĩa đơn giản là sự kết hợp giữa dữ liệu, thao tác dữ liệu và tương tác ứng dụng.

  • Dữ liệu – Uipath Studio cung cấp các kiểu dữ liệu được xác định trước như kiểu số, kiểu chuỗi, kiểu ngày tháng, danh sách, bảng dữ liệu.
  • Thao tác dữ liệu – Chúng ta có thể thao tác các dữ liệu thông qua các hoạt động của việc lựa chọn các Activity, các biểu thức tự động hóa hoặc các mã lệnh lập trình để thao tác dữ liệu.
  • Tương tác ứng dụng – UiPath Studio cung cấp các chức năng giúp chúng ta cấu hình và thực hiện các chức năng thông qua Tự động hóa giao diện người dùng hoặc tích hợp các API, trí tuệ nhân tạo.

(3) Các Yêu cầu về phần cứng và phần mềm khi dùng UiPath

  • Phần này sẽ cho chúng ta biết các yêu cầu chi tiết về phần cứng (CPU, RAM, ổ cứng), và phần mềm như hệ đều hành, hệ điều hành server, .net framework, trình duyệt , các công cụ lập trình như UiPath Studio, UiPath Orchestrator

(4) Đăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

  • Phần này hướng dẫn chi tiết người học cách đăng ký tài khoảng UiPath, cách kích hoạt và sử dụng tài khoản trên hệ thống Cloud của UiPath, hướng dẫn cách tải phần mềm UiPath Studio Community và các phiên bản khác

(5) Cài đặt và kích hoạt phần mềm UiPath Studio

  • Phần này hướng dẫn chi tiết cách cài đặt UiPath Studio, các lựa chọn cấu hình khi cài đặt, và cách kích hoạt phần mềm UiPath Studio sau khi cài đặt thành công

(6) Bắt đầu một dự án tự động hóa

  • Phần này hướng dẫn chi tiết người học cách thức tạp một dự án tự động hóa đầu tiên bằng UiPath, cách thiết lập tên dự án, mô tả dự án, nơi lưu trữ dự án, cách chọn hệ điều hành thực thi và ngôn ngữ lập trình
  • Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các Activity như Input Dialog Activity, Assign Activity, MessageBoxAcvitity
  • Hướng dẫn cơ bản cách thức tạo tên biến, gán tên biến lấy giá trị từ các Activity
  • Cách thực thi một dự án tự động hóa.

(7) Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án tự động hóa

  • Phần này trình bày chi tiết ý nghĩa của từng thành phần trong mộ dự án tự động hóa bằng UiPath
  • Người học hiểu được các thẻ như: Activities, Projects, Snippets, Properties, Variables, Arguments, Data Manager, Object Report…

(8) Cấu hình và quản lý các Dependencies cho dự án tự động hóa

  • Phần này hướng dẫn người học cách cấu hình và quản lý các thư viện tham chiếu sử dụng trong dự án
  • Hướng dẫn các cấu hình nâng cao liên quan tới phần mềm UiPath

– Một số câu hỏi trắc nghiêm kiểm tra kiến thức:

Cung cấp nhiều câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức liên quan chương 2, giúp người học đúc kết được nội dung chương cũng như ý nghĩa của chúng.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về các phần mềm lõi của UiPath: UiPath Studio, UiPath Assistant, UiPath Orchestrator

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Bài 9: Tổng kết chương 1 – Tổng quan về Tự động hóa quy trình bằng Robot

Như vậy chúng ta đã hoàn tất chương 1 của khóa học “Tự động hóa Quy trình bằng Robot (RPA)” tập 1.

Các bạn cần nắm các nội dung chính và các điểm nhấn quan trọng như sau:

1. Tự động hóa Quy trình bằng Robot là gì?

RPA là công nghệ sử dụng phần mềm robot để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại trong quy trình kinh doanh. Các robot này hoạt động dựa trên quy tắc đã được lập trình sẵn, giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người và tăng hiệu suất làm việc.​

2. Lợi ích của việc áp dụng RPA

Việc triển khai RPA mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:​

  • Tăng hiệu suất làm việc: Robot có thể hoạt động liên tục 24/7 mà không cần nghỉ ngơi, giúp hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.​
  • Giảm chi phí vận hành: Tự động hóa các tác vụ giúp giảm nhu cầu về nhân lực, từ đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.​
  • Giảm thiểu sai sót và tăng độ chính xác: Robot hoạt động theo quy tắc cố định, giảm thiểu lỗi do con người gây ra và đảm bảo độ chính xác cao trong các quy trình quan trọng.​
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Thời gian xử lý nhanh hơn và độ chính xác cao giúp nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.​
  • Tuân thủ quy định tốt hơn: RPA giúp đảm bảo các quy trình được thực hiện đúng theo quy định và chính sách của doanh nghiệp.​
  • Tăng khả năng mở rộng quy mô: Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động mà không cần tăng tương ứng về nhân lực.​
  • Giải phóng nhân sự cho công việc giá trị cao hơn: Nhân viên có thể tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược và sáng tạo hơn thay vì các công việc lặp đi lặp lại.​

3. Các lĩnh vực ứng dụng RPA

RPA được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, sản xuất và dịch vụ khách hàng. Trong mỗi lĩnh vực, RPA giúp tự động hóa các quy trình như xử lý giao dịch, quản lý hồ sơ, kiểm tra chất lượng và hỗ trợ khách hàng.​

4. Sự khác biệt giữa RPA và AI

Mặc dù cả RPA và Trí tuệ Nhân tạo (AI) đều liên quan đến tự động hóa, nhưng chúng có sự khác biệt quan trọng:​

  • Mục tiêu: RPA tập trung vào tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại dựa trên quy tắc cố định, trong khi AI mô phỏng trí tuệ con người, học hỏi từ dữ liệu để đưa ra quyết định.​
  • Cách hoạt động: RPA hoạt động theo quy trình đã lập trình sẵn, không có khả năng tự học, còn AI phân tích dữ liệu, tự học hỏi và cải thiện theo thời gian.​
  • Dữ liệu xử lý: RPA xử lý dữ liệu có cấu trúc, cố định, trong khi AI có thể xử lý cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc như hình ảnh, văn bản, âm thanh.​
  • Mức độ linh hoạt: RPA cứng nhắc, chỉ làm theo hướng dẫn đã lập trình, còn AI linh hoạt, có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu mới.​

5. Các hệ thống hỗ trợ lập trình RPA

Có nhiều công cụ và nền tảng hỗ trợ lập trình RPA, mỗi công cụ có những tính năng và ưu điểm riêng. Việc lựa chọn công cụ phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và khả năng tích hợp với hệ thống hiện có, do đó tùy nhu cầu hay năng lực mà​ Bạn có thể chọn UiPath, Automation Anywhere, Blue Prism, Microsoft Power Automate, Pega Robotic Automation, hay WorkFusion

6. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức

Để củng cố và kiểm tra kiến thức về RPA, người học nên tham gia các bài kiểm tra trắc nghiệm. Điều này giúp đánh giá mức độ hiểu biết và chuẩn bị cho việc áp dụng RPA vào thực tế.​

Như vậy Các điểm nhấn cần quan tâm:

  • Hiểu rõ khái niệm và nguyên lý hoạt động của RPA.
  • Nhận thức về lợi ích và ứng dụng thực tế của RPA trong các lĩnh vực khác nhau.
  • Phân biệt giữa RPA và AI để áp dụng đúng công nghệ cho từng nhu cầu cụ thể.
  • Lựa chọn công cụ RPA phù hợp với yêu cầu và khả năng của doanh nghiệp.
  • Tự đánh giá và củng cố kiến thức thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm.

Nắm vững những nội dung trên sẽ giúp người học có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về Tự động hóa Quy trình bằng Robot, từ đó ứng dụng hiệu quả trong công việc và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Bài học sau chúng ta bắt đầu vào Chương 2 – Phần mềm tự động hóa quy trình bằng Robot – UiPath Studio

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Bài 8: Câu hỏi trắc nghiệm Chương 1 – Tổng quan về Tự động hóa quy trình bằng Robot

Tui cung cấp Bộ câu hỏi trắc nghiệm “Chương 1 – Tổng quan về Tự động hóa quy trình bằng Robot” để giúp bạn kiểm tra kiến thức và nắm vững những khái niệm cốt lõi nhất về RPA:

? Hiểu rõ: RPA là gì và tại sao nó đang thay đổi cách doanh nghiệp vận hành?
? Nắm bắt: Các lợi ích, ứng dụng thực tế và những yếu tố quan trọng khi triển khai RPA.
? Thử thách bản thân: Hệ thống câu hỏi đa dạng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn củng cố và mở rộng hiểu biết của mình.

? Hãy thực hiện tốt các câu hỏi để đảm bảo rằng bạn đã nắm được các kiến thức cốt lõi về tự động hóa của chương 1!

Bộ câu hỏi trắc nghiệm RPA tập 1 - Chương 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm RPA tập 1 - Chương 1

1 / 26

Điểm khác biệt chính giữa RPA không giám sát (Unattended RPA) và RPA có giám sát (Attended RPA) là gì?

2 / 26

RPA có giám sát (Attended RPA) thường được sử dụng trong trường hợp nào?

3 / 26

RPA có thể được chia thành mấy loại chính?

4 / 26

RPA có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động bằng cách nào?

5 / 26

RPA có thể tích hợp với công nghệ nào để nâng cao hiệu quả?

6 / 26

Một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai RPA là gì?

7 / 26

Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng RPA thay vì AI?

8 / 26

Điểm khác biệt chính giữa RPA và AI là gì?

9 / 26

Công cụ RPA phổ biến nhất hiện nay là gì?

10 / 26

Điều nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của RPA?

11 / 26

Trong các lĩnh vực sau, đâu là lĩnh vực ứng dụng phổ biến của RPA?

12 / 26

Công nghệ RPA chủ yếu được sử dụng để thực hiện loại tác vụ nào?

13 / 26

RPA là viết tắt của cụm từ nào?

14 / 26

What role did Arden play in XYZ Inc.'s Change Management department after becoming an Automation Champion?

15 / 26

In the Invoice Process scenario, how does the Process Assessment tool determine if Taylor's invoice processing task is a good candidate for automation?

16 / 26

In what two ways should a task or process be like to be automatable?

17 / 26

What are two main advantages that automation brings? 

18 / 26

Why is it necessary to establish third-party connections for some automations in UiPath Studio Web?

19 / 26

What is the main goal of automation?

20 / 26

What types of robots are involved in hybrid automation?

21 / 26

In a fully unattended automation scenario, what is the primary characteristic of the unattended robot?

22 / 26

Per the scenario presented in the course, which four of the following steps are part of the process of setting up an automation in Studio Web?

23 / 26

A customer service agent needs real-time assistance with accessing and presenting necessary information while handling a customer call. Which automation model is best suited for this situation?

24 / 26

When an organization is in the initial stages of its automation journey, who raises automation requests?

25 / 26

Which of the following three statements accurately describe the characteristics of attended and unattended automation/robots? 

26 / 26

A colleague in your department doubts that automation can improve their workflow. Which of the following use cases could be used as convincing examples to show that automation can be effectively applied to their tasks or processes?

Your score is

The average score is 68%

0%

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Bài 7: Các hệ thống hỗ trợ lập trình tự động hóa quy trình bằng Robot

Hiện nay trên thị trường các hãng công nghệ đã phát triển nhiều hệ thống hỗ trợ chúng ta cài đặt, cấu hình, lập trình tự động hóa quy trình bằng Robot. Chẳng hạn như các hệ thống dưới đây:

  1. UiPath: Dễ sử dụng, phổ biến nhất, phù hợp cho nhiều doanh nghiệp
  2. Automation Anywhere: Tích hợp AI mạnh mẽ, phù hợp doanh nghiệp lớn
  3. Blue Prism: Bảo mật cao, thích hợp cho tài chính và ngân hàng
  4. Microsoft Power Automate: Dành cho người dùng Microsoft 365, dễ tích hợp
  5. Pega Robotic Automation: Kết hợp RPA với quản lý quy trình nghiệp vụ
  6. WorkFusion: Tích hợp AI mạnh, phù hợp doanh nghiệp tài chính và bảo hiểm

Tùy vào khả năng triển khai, cũng như tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà ta lựa chọn sử dụng các hệ thống khác nhau nhằm tối ưu hóa kết quả. Dưới đây là mô tả sơ lược về 6 hệ thống:

1. UiPath

UiPath là một trong những nền tảng RPA phổ biến nhất, được đánh giá cao về khả năng dễ sử dụng, giao diện kéo thả trực quan và tích hợp mạnh mẽ với các hệ thống khác.

?Một số chức năng nổi bật:
– Giao diện thân thiện với người dùng, không cần biết lập trình vẫn có thể sử dụng.
– Hỗ trợ cả Attended RPA (có giám sát) và Unattended RPA (không giám sát).
– Tích hợp với AI, OCR, chatbot và các phần mềm khác như SAP, Microsoft, Google Cloud.
– Có phiên bản Community miễn phí cho người mới bắt đầu.

?Một số ví dụ về Ứng dụng thường dùng:
? Tự động nhập dữ liệu từ hóa đơn vào phần mềm kế toán.
? Tích hợp chatbot AI để xử lý yêu cầu của khách hàng.

2. Automation Anywhere

Automation Anywhere là một nền tảng RPA mạnh mẽ, phù hợp với doanh nghiệp lớn, cung cấp các tính năng tự động hóa thông minh kết hợp AI.

? Một số chức năng nổi bật:
– Hỗ trợ điện toán đám mây, giúp triển khai nhanh chóng.
– Có khả năng tích hợp AI, xử lý dữ liệu phi cấu trúc.
– Công nghệ Bot Store, nơi người dùng có thể mua sẵn các bot tự động hóa.

? Một số ví dụ về Ứng dụng thường dùng:
? Tự động xử lý email và phân loại yêu cầu của khách hàng.
? Tích hợp với hệ thống ERP để tự động kiểm tra và nhập đơn hàng.

3. Blue Prism

Blue Prism là một nền tảng RPA cao cấp, tập trung vào bảo mật và khả năng mở rộng, phù hợp với các doanh nghiệp lớn.

? Một số chức năng nổi bật:
– Yêu cầu kiến thức lập trình cơ bản để triển khai.
– Được thiết kế với khả năng bảo mật cao, phù hợp với ngành tài chính và ngân hàng.
– Hỗ trợ tích hợp AI để tự động xử lý dữ liệu phi cấu trúc.

? Một số ví dụ về Ứng dụng thường dùng:
? Tự động kiểm tra giao dịch ngân hàng để phát hiện gian lận.
? Xử lý và phê duyệt hồ sơ vay vốn.

4. Microsoft Power Automate

Microsoft Power Automate là một công cụ tự động hóa của Microsoft, giúp kết nối các ứng dụng trong hệ sinh thái Microsoft như Excel, Outlook, Teams, SharePoint…

? Một số chức năng nổi bật:
– Tích hợp mạnh với Microsoft 365 và Dynamics 365.
– Hỗ trợ tự động hóa quy trình công việc bằng low-code hoặc no-code.
– Có thể kết nối với hàng trăm ứng dụng bên thứ ba như Salesforce, SAP.

? Một số ví dụ về Ứng dụng thường dùng:
? Tự động gửi email thông báo khi có dữ liệu mới trong Excel.
? Xử lý phê duyệt tài liệu trên SharePoint.

5. Pega Robotic Automation

Pega là nền tảng RPA kết hợp với quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM), giúp tối ưu hóa quy trình làm việc phức tạp.

? Một số chức năng nổi bật:
– Tích hợp AI để phân tích và tối ưu hóa quy trình làm việc.
– Hỗ trợ tự động hóa toàn diện từ front-office đến back-office.
– Không yêu cầu mã hóa quá phức tạp.

? Một số ví dụ về Ứng dụng thường dùng:
? Hỗ trợ trung tâm chăm sóc khách hàng bằng chatbot AI.
? Quản lý quy trình xử lý yêu cầu bảo hiểm tự động.

6. WorkFusion

WorkFusion là nền tảng RPA kết hợp AI mạnh mẽ, phù hợp cho doanh nghiệp muốn ứng dụng Machine Learning vào tự động hóa.

?Một số chức năng nổi bật:
– Kết hợp AI để tự động học và tối ưu quy trình.
– Hỗ trợ xử lý tài liệu, nhận diện ký tự (OCR) và phân tích dữ liệu.
– Tích hợp tốt với ngân hàng, bảo hiểm, tài chính.

? Một số ví dụ về Ứng dụng thường dùng:
? Tự động xử lý hồ sơ vay vốn bằng cách trích xuất thông tin từ tài liệu PDF.
? Phân tích email và tự động phản hồi dựa trên nội dung email.

Bài học tiếp theo, Chúng ta sẽ làm “Một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức Tự động hóa quy trình bằng Robot”, Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương