Các bài học trước, chúng ta đã xử lý dữ liệu local như text file, CSV, Json, hay SQLite database. Tuy nhiên đa phần dự án chúng ta sẽ tương tác với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL Server, Microsoft SQL Server, PostgreSQL…Hay các hệ thống cơ sở dữ liệu online của các hãng.
Trong phạm vi học tập của khóa học này, Tui hướng dẫn các bạn tương tác dữ liệu với MySQL Server, nó là một trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nổi tiếng, rất phổ biến hiện nay, được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống phần mềm quản lý. Và chúng ta sử dụng MySQL Workbench để làm công cụ thao tác với dữ liệu MySQL Server. Chúng ta có khoảng 4 bài học chính liên quan tới Python và MySQL Server:
(1) Cài đặt hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL Server, công cụ MySQL Workbench
(2) Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL Server, công cụ MySQL Workbench
(3) Lập trình tương tác Python và MySQL Server: Kết nối cơ sở dữ liệu, thêm mới dữ liệu, truy vấn dữ liệu, cập nhập dữ liệu, xóa dữ liệu, và các thao tác sắp xếp, paging…
(4) Xây dựng các phần mềm tương tác giao diện người dùng sử dụng Python-Pyqt6- Qt Designer, tích hợp các chức năng thống kê và máy học.
Bài học này chúng ta sẽ tiến hành cài đặt và sử dụng MySQL Server, MySQL Workbench (Lưu ý tùy từng thời điểm bạn cài đặt mà version nó khác nhau, nhưng đừng quan trọng version này, đang học tập thì cứ lấy cái mới nhất mà hệ thống hiển thị):
Bước 1: Tải MySQL Server
Vào link : https://dev.mysql.com/downloads/installer/
Chọn version, sau đó ta tải bản cài đặt offline (303.6M) để cài đặt được nhanh chóng hơn
Khi nhấn vào “Download” thì hệ thống thường yêu cầu ta Login hay Sign Up. Trường hợp này ta chọn “No thanks, just start my download”
Sau khi tải về thành công thì ta tiến hành cài đặt
Bước 2: Cài đặt MySQL Server
Màn hình khởi động cho quá trình cài đặt phần mềm sẽ tương tự như dưới đây:
Hình trên cho thấy, có hàng loạt phần mềm sẽ được cài đặt, bao gồm các thư viện lập trình để kết nối tương tác tới MySQL Server.
Ta để mặc định vậy và nhấn “Execute”, chờ phần mềm cài đặt cho hoàn tất:
Tiếp tục chờ cho tới mà hình complete dưới đây:
Sau đó nhấn nút “Next”, màn hình Product Configuration xuất hiện như bên dưới:
Bạn quan sát trạng thái cài đặt MySQL Server là ready, tiêp tục nhấn nút “Next”, màn hình Type and Networking xuất hiện như dưới đây:
Hãy để mặc định như trên và nhấn nút “Next”, port mặc định 3306. Sau khi nhấn Next, màn hình Authentication Method xuất hiện như dưới đây:
Ta chọn “Use Strong Password Encryption for Authentication” rồi nhấn nút Next. Lúc này màn hình Accounts and Roles xuất hiện như dưới đây (tới màn hình này thao tác từ từ kẻo sót thiết lập tài khoản sẽ không đăng nhập được MySQL Server):
Trước tiên cần cài đặt “Root Account Password”:
-Lưu ý với MySQL Server, thì Administrator của hệ thống là account tên root
-Mục MySQL root password và Repeat Password bạn cần nhập giống nhau
Tui giả sử rằng trong chuỗi các bài học hướng dẫn này sẽ dùng mật khẩu cho MySQL root là: @Obama123
Bạn nhập giống như trên, như vậy từ rày về sau khi đăng nhập tài khoản quản trị tối cao của hệ thống thì dùng:
user name: root
password: @Obama123
Sau đó, tạo các tài khoản cho MySQL User Accounts, cũng ở màn hình trên, bạn nhấn vào nút “Add User“, lúc này màn hình MySQL User Account sẽ hiển thị ra như dưới đây:
Ở màn hình này, tùy ý bạn đặt account. Ví dụ tui đặt như sau (bạn cũng thống nhất đặt giống vầy để các bài học sau không phải sử tài khoản kết nối):
User Name: obama
Password và confirm password: @Obama123
Host và Role chọn như giao diện Tui chụp
Sau đó nhấn nút “Ok”, ta có kết quả:
Sau đó nhấn nút “Next”, màn hình Windows Service hiển thị ra như dưới đây:
Chọn cấu hình mặc định như trên, sau đó nhấn nút “Next”, lúc này màn hình Server File Permissions hiển thị ra như dưới đây:
Ta chọn “Yes, grant full access to the user running the Windows Service….” rồi nhấn Next, màn hình Apply Configuration xuất hiện ra như dưới đây:
Ta nhấn nút “Execute” và chờ cho tới khi Apply Configuration hoàn tất:
Ta nhấn Finish để qua màn hình Product Configuration:
Chờ xuất hiện các trạng thái complete và ready thì nhấn nút Next, lúc này màn hình MySQL Router Configuration xuất hiện như sau:
Để mặc định như trên và nhấn nút Finish, lúc này màn hình Product Configuration quay lại như hình dưới đây:
Ta nhấn Next, để qua màn hình Connect To Server:
Màn hình Connect To Server, là màn hình rất quan trọng, nó trả lời cho chúng ta biết đã cài đặt các thông số kết nối thành công hay chưa.
Ở mục trên ta nhập user name và mật khẩu của hệ thống trước đó. Cụ thể:
user name: root
password: @Obama123
Sau đó nhấn nút “Check” để kiểm tra kết nối có thành công hay không, nếu nó ra màn hình như dưới đây là thành công:
Ta nhấn nút Next để tiếp tục, lúc này màn hình Apply Configuration xuất hiện lại như hình đưới đây:
Ta nhấn nút “Execute”, và chờ quá trình này hoàn tất:
Sau đó ta nhấn nút Finish, màn hình Product Configuration tiếp tục quay lại như dưới đây:
Ta nhấn nút Next, Màn hình Installation Complete xuất hiện như dưới đây:
Như vậy tới đây chúng ta đã hoàn tất quá trình cài đặt MySQL Server và MySQL Workbench, màn hình của Workbench như dưới đây, ở bài học sau Tui sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng:
khởi động MySQL Workbench ta thấy giao diện:
2 thoughts on “Bài 46: Cài đặt hệ quản trị Cơ sở dữ liệu MySQL Server”