Bài 18: Cấu hình và quản lý các Dependencies cho dự án tự động hóa

Đối với UiPath chúng ta có 2 nơi cấu hình chính, đó là cấu hình chung cho phần mềm UiPath Studio, và cấu hình riêng cho từng dự án tự động hóa.

Để cấu hình chung cho phần mềm, từ màn hình tương tác chúng ta chọn “HOME” trong thanh Ribbon:

Sau khi chọn “HOME” thì màn hình lựa chọn Settings sẽ xuất hiện ra như dưới đây:

1. General

Đây là phần thiết lập chung cho toàn bộ UiPath Studio.


Chức năng:

•Chọn ngôn ngữ giao diện.

•Chọn Theme sáng (Light) hoặc tối (Dark).

•Thiết lập các thông báo, tự động lưu (AutoSave), và các hành vi mặc định khác.

•Thiết lập các thông báo, tự động lưu (AutoSave), và các hành vi mặc định khác.

2. Design

Đây là màn hình Design Settings trong UiPath Studio. Mục đích chính của phần này là tùy chỉnh các thiết lập liên quan đến quá trình thiết kế và phát triển quy trình tự động hóa (RPA) trong UiPath.

Tóm tắt một số chức năng chính:

Save and Publish: Cấu hình hành vi khi mở, lưu, và xuất bản dự án (timeout, autosave, enforce analyzer, v.v.)

Analyzer Settings: Cho phép hoặc tắt việc kiểm tra chất lượng mã trước khi publish hoặc run.

AI & Suggestions: Bật/tắt gợi ý AI cho các hoạt động và tự động sinh output cho các activity.

Execution Settings: Cấu hình hành vi khi thực thi: số dòng output console, minimize khi chạy, chế độ debug mặc định.

Design Style & Behavior: Chọn ngôn ngữ thiết kế (VB.NET hoặc C#), Tùy chỉnh giao diện thiết kế như hiển thị annotation, activity properties inline, hiển thị Data Manager, và các gợi ý cấu hình activity.

3. Locations

Màn hình Locations trong phần Settings của UiPath Studio dùng để cấu hình các vị trí lưu trữ mặc định cho dự án và các thành phần liên quan đến quá trình phát triển và triển khai tự động hóa.

Tóm tắt chức năng của từng mục trong hình:

Project path: Đường dẫn mặc định để lưu các dự án UiPath mới tạo.

Publish process URL: Đường dẫn hoặc URL nơi bạn muốn publish (xuất bản) các quy trình tự động hóa khi hoàn thành.

Publish library URL: Đường dẫn để lưu các thư viện khi bạn publish chúng. Thư viện này có thể tái sử dụng trong nhiều dự án khác.

Publish project templates URL: Vị trí lưu trữ các template dự án (mẫu dự án) mà bạn tạo ra để dùng lại sau này.

Custom Workflow Analyzer rules location: Vị trí lưu các tập tin chứa quy tắc kiểm tra chất lượng mã (Workflow Analyzer rules) do bạn tự tạo hoặc tùy chỉnh.

4. Manage Sources

Trong UiPath Studio, màn hình Manage Sources trong phần Settings là nơi bạn quản lý các nguồn gói package — đây là nơi Studio sẽ tìm và tải về các gói thư viện (như activities, libraries) để sử dụng trong các dự án của bạn.

4.1. Default package sources (Nguồn gói mặc định):

Local

Vị trí lưu trữ gói cục bộ trên máy tính của bạn.
Ví dụ: C:\Users\<username>\AppData\Local\Programs\UiPath\Studio\Packages

Official

Nguồn gói chính thức từ UiPath. Đây là nơi UiPath cung cấp các activity packages mới nhất.

Marketplace

Nguồn gói từ UiPath Marketplace, nơi bạn có thể tìm thêm các package được cộng đồng hoặc UiPath cung cấp.

Microsoft Visual Studio Offline Packages

Gói package offline của Visual Studio, dùng cho các dependency liên quan đến .NET.

Orchestrator Host

Package source từ Orchestrator nếu bạn kết nối Studio với UiPath Orchestrator.

4.2. User defined package sources (Nguồn gói do người dùng định nghĩa):

Bạn có thể thêm nguồn riêng để lấy các package tùy chỉnh.

Ví dụ trong hình:

•nuget.org: Đây là nguồn chính của NuGet, rất phổ biến cho các thư viện .NET.

mycopylibrary: Đây là một thư viện tùy chỉnh từ ổ D mà Tui đã lập trình và publish trước đó, chứa các package nội bộ.

Bạn có thể:

Thêm (+) nguồn mới.

Sửa thông tin.

Xóa (-) nguồn không cần thiết.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên nguồn.

4.3. Name / Source

Khi thêm mới nguồn package, bạn cần nhập:

Name: Tên nguồn package.

Source: Đường dẫn hoặc URL tới package feed.

5. Code Editor

Code Editor trong Settings của UiPath Studio — đây là nơi cấu hình giao diện và hành vi của trình soạn thảo mã trong UiPath (chủ yếu khi bạn viết code như trong Invoke Code hoặc làm việc với VB.NET/C#/Expressions).

Một số chức năng chính:

5.1. General

Font: Chọn font chữ hiển thị trong editor (Ví dụ: Cascadia Mono là font monospace, rất dễ đọc với code.)

Font Size: Cỡ chữ trong trình soạn thảo mã.

Tab Size: Số lượng khoảng trắng cho mỗi tab (Giúp code rõ ràng, dễ đọc hơn.)

5.2. Editor Options

View Whitespace: Hiển thị khoảng trắng trong code (space/tab).

Highlight Current Line: Tô sáng dòng bạn đang làm việc để dễ theo dõi hơn.

Show Structure Guide Lines: Hiển thị các đường kẻ giúp bạn nhìn rõ cấu trúc code theo khối (ví dụ: điều kiện, vòng lặp).

Show Error Squiggles:Hiển thị gạch đỏ dưới lỗi cú pháp hoặc lỗi biên dịch trong code.

Show Line Numbers: Hiển thị số dòng bên trái của trình soạn thảo.

Auto Convert Tabs To Spaces: Tự động chuyển phím Tab thành dấu cách (space).

Show Selection Margin: Hiển thị lề bên trái để dễ dàng chọn dòng hoặc khối code.

Show Selection Matches: Khi bạn chọn một từ, các từ giống vậy trong code sẽ được highlight.

Highlight References: Highlight các tham chiếu (references) đến biến hoặc phương thức khi bạn chọn chúng.

5.3. Advanced Options

Enable Source Decompilation: Hỗ trợ dịch ngược mã nguồn của các thư viện đã biên dịch.

Enable Import Completion: Gợi ý tự động khi bạn nhập tên namespace hoặc thư viện.

Để cấu hình riêng cho từng dự án tự động hóa ta bấm chuột phải vào dự án:

1. Để xem nơi lưu trữ dự án ta bấm chuột phải vào dự án rồi chọn Open Project Folder:

Lúc này chương trình sẽ mở thư mục chứa dự án như dưới đây:

Main.xaml là file nơi ta thiết kế chính, nó giống như WPF vậy

ta có thể mở dự án lại bằng cách từ UiPath chọn mở file project.json

2. Để xem cấu hình dự án ta bấm chuột phải và chọn Project Settings:

Màn hình Project Settings sẽ xuất hiện như dưới đây:

Tại màn hình này ta có thể đổi tên dự án, chỉnh sửa description cũng như thêm các Icon và hiệu chính các cấu hình khác.

3.Để thêm mới Thư mục, tập tin và các quy tình tự động hóa ta bấm chuột phải vào dự án chọn Add:

Tóm tắt ngắn gọn:

MụcGiải thích ngắn gọn
Folder…Tạo thư mục mới. Giúp bạn tổ chức file, workflows, assets một cách rõ ràng và có cấu trúc.
File…Thêm file mới. Dùng khi bạn cần thêm file dữ liệu hoặc tài liệu phụ trợ vào dự án.
SequenceWorkflow tuần tự. Sequence là dạng workflow cơ bản nhất, xử lý các bước tuần tự từ trên xuống dưới.
FlowchartWorkflow dạng sơ đồ. Flowchart giúp xây dựng quy trình phức tạp hơn với nhiều nhánh rẽ và điều kiện.
State MachineWorkflow theo trạng thái. Thích hợp cho các quy trình điều khiển theo trạng thái, có nhiều trạng thái và chuyển đổi giữa chúng.
FormGiao diện người dùng. Thiết kế giao diện người dùng dạng form để thu thập dữ liệu hoặc tương tác trong quá trình bot hoạt động.
WorkflowThêm workflow mới. Workflow là khái niệm tổng quát hơn, dùng để thêm file workflow mới (thường là file .xaml).
Coded WorkflowWorkflow viết bằng code. Viết logic workflow bằng code (VB.NET hoặc C#), phù hợp cho dev chuyên sâu hoặc khi cần thao tác phức tạp không dễ thực hiện bằng giao diện kéo thả.
Coded Test CaseTest case viết bằng code. Viết mã kiểm thử tự động cho dự án, giúp kiểm thử tính chính xác và độ ổn định của quy trình.
Code Source FileFile mã nguồn phụ trợ. Tạo file code để lưu trữ các phương thức dùng chung hoặc logic riêng biệt.
Global HandlerXử lý lỗi toàn cục. Dùng để xử lý lỗi toàn cục trong toàn bộ dự án.
→ Rất quan trọng để đảm bảo quy trình không bị dừng đột ngột do lỗi không mong muốn.

4.Để tương tác trực tiếp trên tập tin ta bấm chuột phải vào tập tin:

Tóm tắt chức năng chính:

MụcChức năng chính
OpenMở file để chỉnh sửa
Open File LocationMở thư mục chứa file
RenameĐổi tên file
DeleteXóa file
Copy / PasteSao chép và dán file
Select for CompareSo sánh với file khác
Find ReferencesTìm nơi sử dụng file
AddThêm file hoặc workflow mới
Debug FileDebug riêng file này
Open in Text EditorMở file dạng text XML
Set as Global HandlerĐặt làm Global Handler
Argument PropertiesQuản lý tham số
Extract as TemplateLưu thành template tái sử dụng
Create Test CaseTạo kiểm thử tự động
Convert to Test CaseChuyển file thành test case

Để quản lý Dependencies ta bấm chuột phải vào nó rồi chọn Manage:

Màn hình Manage Packages sẽ hiển thị ra như dưới đây:

1.Settings

  • Cài đặt chung cho quản lý package.
  • Có thể thêm hoặc chỉnh sửa nguồn (source) của các package.

2.Project Dependencies

  • Danh sách các package mà project hiện tại đang sử dụng.
  • Bạn đang mở tab này trong ảnh.
  • Cho biết version package nào đang được cài, và có thể update hoặc downgrade tại đây.

3.All connectors

  • Danh sách các connector để kết nối tới dịch vụ bên ngoài (như API, database, cloud service…).
  • Hỗ trợ thêm các khả năng tích hợp.

4.All packages

  • Hiển thị tất cả các package có sẵn từ mọi nguồn.
  • Dùng để tìm kiếm và thêm package mới vào project.

5.Local

  • Các package có sẵn trên máy tính của bạn.
  • Dùng khi bạn tải package về offline và cài đặt thủ công.

6.Official

  • Các package chính thức từ UiPath.
  • Được UiPath phát hành và hỗ trợ đầy đủ.

7.Marketplace

  • Các package từ UiPath Marketplace, được cộng đồng và đối tác phát triển.
  • Có nhiều hoạt động hoặc component mở rộng.

8.Microsoft Visual Studio Offline

  • Package từ nguồn của Visual Studio đã cài sẵn trên máy.
  • Chủ yếu dành cho tích hợp .NET hoặc project đặc thù.

9.Orchestrator Host

  • Package được lưu trữ trên UiPath Orchestrator.
  • Khi bạn dùng automation đám mây hoặc server nội bộ.

10.nuget.org

  • Package từ NuGet, kho package chính thức của Microsoft dành cho .NET.
  • Giúp bạn mở rộng khả năng sử dụng .NET libraries trong UiPath.

11.mycopylibrary

  • Đây là một nguồn tuỳ chỉnh, có thể là thư viện riêng mà bạn (hoặc công ty) thêm vào. Cài này do Tui tạo ra trước đó
  • Dùng cho package nội bộ hoặc tự phát triển.

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong chi tiết các Cấu hình và quản lý các Dependencies cho dự án tự động hóa. Các bạn cố gắng hiểu được cách sử dụng của chúng để áp dụng vào dự án tự động hóa tốt nhất.

Bài học tiếp theo, Chúng ta sẽ làm “Một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức và các kỹ năng liên quan Phần mềm tự động hóa quy trình bằng Robot – UiPath Studio”, Các bạn chú ý theo dõi

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chươngĐăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

Leave a Reply