Bài 10: Giới thiệu chương 2 – Tổng quan về phần mềm tự động hóa quy trình bằng Robot – UiPath Studio

Trong Chương 2, Tui sẽ trình bày các kiến thức cho người học RPA liên quan tới:

(1) Giới thiệu về các phần mềm lõi của UiPath

UiPath là một nền tảng RPA (Robotic Process Automation) phổ biến nhất hiện nay, hệ sinh thái này giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh. Ba phần mềm cốt lõi của UiPath sẽ được trình bày bao gồm:

  • UiPath Studio
  • UiPath Assistant
  • UiPath Orchestrator
    Mỗi phần mềm này có vai trò riêng nhưng phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo quy trình tự động hóa diễn ra hiệu quả.

(2) Automation=data+ data manipulation+application interaction
Quy trình RPA có thể được định nghĩa đơn giản là sự kết hợp giữa dữ liệu, thao tác dữ liệu và tương tác ứng dụng.

  • Dữ liệu – Uipath Studio cung cấp các kiểu dữ liệu được xác định trước như kiểu số, kiểu chuỗi, kiểu ngày tháng, danh sách, bảng dữ liệu.
  • Thao tác dữ liệu – Chúng ta có thể thao tác các dữ liệu thông qua các hoạt động của việc lựa chọn các Activity, các biểu thức tự động hóa hoặc các mã lệnh lập trình để thao tác dữ liệu.
  • Tương tác ứng dụng – UiPath Studio cung cấp các chức năng giúp chúng ta cấu hình và thực hiện các chức năng thông qua Tự động hóa giao diện người dùng hoặc tích hợp các API, trí tuệ nhân tạo.

(3) Các Yêu cầu về phần cứng và phần mềm khi dùng UiPath

  • Phần này sẽ cho chúng ta biết các yêu cầu chi tiết về phần cứng (CPU, RAM, ổ cứng), và phần mềm như hệ đều hành, hệ điều hành server, .net framework, trình duyệt , các công cụ lập trình như UiPath Studio, UiPath Orchestrator

(4) Đăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

  • Phần này hướng dẫn chi tiết người học cách đăng ký tài khoảng UiPath, cách kích hoạt và sử dụng tài khoản trên hệ thống Cloud của UiPath, hướng dẫn cách tải phần mềm UiPath Studio Community và các phiên bản khác

(5) Cài đặt và kích hoạt phần mềm UiPath Studio

  • Phần này hướng dẫn chi tiết cách cài đặt UiPath Studio, các lựa chọn cấu hình khi cài đặt, và cách kích hoạt phần mềm UiPath Studio sau khi cài đặt thành công

(6) Bắt đầu một dự án tự động hóa

  • Phần này hướng dẫn chi tiết người học cách thức tạp một dự án tự động hóa đầu tiên bằng UiPath, cách thiết lập tên dự án, mô tả dự án, nơi lưu trữ dự án, cách chọn hệ điều hành thực thi và ngôn ngữ lập trình
  • Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các Activity như Input Dialog Activity, Assign Activity, MessageBoxAcvitity
  • Hướng dẫn cơ bản cách thức tạo tên biến, gán tên biến lấy giá trị từ các Activity
  • Cách thực thi một dự án tự động hóa.

(7) Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án tự động hóa

  • Phần này trình bày chi tiết ý nghĩa của từng thành phần trong mộ dự án tự động hóa bằng UiPath
  • Người học hiểu được các thẻ như: Activities, Projects, Snippets, Properties, Variables, Arguments, Data Manager, Object Report…

(8) Cấu hình và quản lý các Dependencies cho dự án tự động hóa

  • Phần này hướng dẫn người học cách cấu hình và quản lý các thư viện tham chiếu sử dụng trong dự án
  • Hướng dẫn các cấu hình nâng cao liên quan tới phần mềm UiPath

– Một số câu hỏi trắc nghiêm kiểm tra kiến thức:

Cung cấp nhiều câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức liên quan chương 2, giúp người học đúc kết được nội dung chương cũng như ý nghĩa của chúng.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về các phần mềm lõi của UiPath: UiPath Studio, UiPath Assistant, UiPath Orchestrator

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Leave a Reply