Bài 21: Giới thiệu Chương 3 – Quy trình và thư viện trong tự động hóa

Trong Chương 3 của khóa học “Tự động hóa quy trình bằng Robot” tập 1, Tui sẽ trình bày các kiến thức cho người học RPA liên quan tới:

Tạo và thực thi quy trình tự động hóa

Bài học này tiếp tục hướng dẫn các bạn cách tạo một quy trình tự động bằng UiPath Studio, sử dụng Application/Browser activity để tự động đọc dữ liệu danh sách bảng điểm một môn học của Sinh viên trong 1 File Excel gồm các cột điểm Quá Trình, Giữa Kỳ, và Cuối Kỳ. Sau đó lưu thành một File Excel mới bổ sung thêm cột điểm trung bình và kết quả đậu hay rớt.

Tạo, xuất bản và sử dụng thư viện trong các quy trình tự động hóa

Phần này chúng ta sẽ học cách tạo, xuất bản và sử dụng thư viện trong các dự án tự động hóa khác. Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo một thư viện đọc dữ liệu trong Excel và cách sử dụng chức năng Publish Library để đóng gói và xuất bản thư viện. Cách sử dụng Manage Packages để quản lý và sử dụng thư viện đã xuất bản ở các phần mềm tự động hóa khác nhau.

Tạo và sử dụng Sequence cho quy trình tự động hóa tuyến tính

Phần này chúng ta học cách sử dụng Sequence cho các quy trình tự động hóa tuyến tính. Sequences là loại dự án nhỏ nhất trong UiPath, phù hợp với các quy trình tuyến tính vì cho phép chuyển tiếp mượt mà giữa các Activity như một khối duy nhất. Các Sequences có thể được tái sử dụng nhiều lần, độc lập hoặc trong state machine hay flowchart. Ví dụ như ta tạo Sequence đọc dữ liệu từ Pdf, sau đó dữ liệu từ Pdf sẽ được lưu vào bảng biểu trong Excel.

Sử dụng State Machine để chuyển đối trạng thái trong thực thi mô hình tự động hóa

Phần này các bạn học về State Machine, hay còn gọi là máy trạng thái. State Machine là một loại tự động hóa sử dụng một số lượng hữu hạn các trạng thái trong quá trình thực thi. Nó có thể chuyển vào một trạng thái khi được kích hoạt bởi một hoạt động, và thoát khỏi trạng thái đó khi một hoạt động khác được kích hoạt.

Một yếu tố quan trọng khác của State Machine là các transition (chuyển tiếp), cho phép bạn thêm điều kiện để chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chúng được thể hiện bằng các mũi tên hoặc nhánh nối giữa các trạng thái. Có hai hoạt động đặc trưng cho State Machine, đó là State và Final State.

Ví dụ như ta tạo ra một số ngẫu nhiên cho phần mềm, và người sử dụng tiến hành đoán giá trị của số này cho tới khi đoán trúng, chương trình sẽ dùng State Machine để chuyển trạng thái khi người dùng: Đoán số nhỏ hơn số của máy, đoán số lớn hơn số của máy, và đoán chính xác số của mình.

Tương tác Webservices trong mô hình tự động hóa

Phần này sẽ giới thiệu về tạo các Activities liên quan để kết nối và tương tác Web Services, cụ thể là Restful, Postman Collection thông qua công cụ Server Editor.

Xử lý Global Exception Handler

Phần này Chúng ta sẽ tìm hiểu cách xác định hành vi của dự án khi gặp lỗi trong quá trình thực thi. Có thể hiểu đại khái là cách chúng ta xử lý khi gặp lỗi như thế nào. Chúng ta sử dụng Log Message activity để kiểm tra chi tiết các lỗi, Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng: Continue, Ignore, Retry, Abort

Bài tập quy trình tự động hóa

Phần này nhằm củng cố các kiến thức đã học trong chương. Tui sẽ cung cấp một số bài tập có đáp án chi tiết về: Bài tập quy trình tự động hóa, thư viện tự động hóa, Sequence,State machine

Một số câu hỏi trắc nghiêm kiểm tra kiến thức:

Cung cấp nhiều câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức liên quan chương 3, giúp người học đúc kết được nội dung chương cũng như ý nghĩa của chúng.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về cách Tạo và thực thi quy trình tự động hóa

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương

Leave a Reply