Trước khi đi vào chi tiết xử lý các quy trình kỹ thuật, bạn cần xác định điều gì tạo nên sự tự động hóa? Quy trình RPA có thể được định nghĩa đơn giản là sự kết hợp giữa dữ liệu, thao tác dữ liệu và tương tác ứng dụng:
Automation=Data+ Data manipulation+Application interaction

Dữ liệu (Data) – UiPath Studio
– Công cụ này sẽ cung cấp các kiểu dữ liệu được xác định trước như kiểu số, kiểu chuỗi, kiểu ngày tháng, danh sách, bảng dữ liệu… các kiểu dữ liệu này sẽ được chọn khi xác định biến hoặc đối số hoặc các kiểu của riêng người triển khai.
– Ngoài ra, các kiểu dữ liệu mở rộng khác cũng được cung cấp rất đầy đủ trong công cụ UiPath Studio.
Thao tác dữ liệu (Data manipulation)
– Chúng ta có thể thao tác các dữ liệu thông qua các hoạt động của việc lựa chọn các Activity, các biểu thức tự động hóa hoặc các mã lệnh lập trình để thao tác dữ liệu.
– Các Activity có sẵn trong các Package được xây dựng sẵn bởi UiPath Studio, Ta có thể kéo ra, cài đặt và sử dụng trong công cụ này.
– Ngoài ra Ta cũng có thể tạo các Activity tùy chỉnh của riêng mình khi chúng ta có nhu cầu vượt quá các tính năng sẵn có trong mỗi Activity.
Tương tác ứng dụng (Application interaction)
– UiPath Studio cung cấp các chức năng giúp chúng ta cấu hình và thực hiện các chức năng thông qua Tự động hóa giao diện người dùng hoặc tích hợp các API, trí tuệ nhân tạo.
– Tự động hóa giao diện người dùng có thể được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng hiện nay. Các thành phần tương tác giao diện người dùng có thể được tái sử dụng bằng cách xây dựng các thư viện hoặc tạo các Kho lưu trữ đối tượng.
Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về “Các Yêu cầu về phần cứng và phần mềm khi dùng UiPath“
Các bạn chú ý theo dõi
Chúc các bạn thành công
p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chương