Ví dụ cách lấy dữ liệu từ bàn phím (user inputs)

Mục đích của Topic này Tôi muốn hướng dẫn các bạn cách lấy dữ liệu nhập vào từ bàn phím (user input)

Tôi sẽ tạo 1 class tên là CongTruNhanChia

import java.util.Scanner;

public class CongTruNhanChia {

  public static void main(String[] args) {

// TODO Auto-generated method stub

float a,b;

  Scanner sc=new Scanner(System.in);

System.out.print(“Input a:”);

a=sc.nextFloat();

System.out.print(“Input b:”);

b=sc.nextFloat();

System.out.println(a +” + “+ b +” = “+(a+b));

System.out.println(a +” – “+ b +” = “+(a-b));

System.out.println(a +” * “+ b +” = “+(a*b));

if(b!=0)

System.out.println(a +” / “+ b +” = “+(a/b));

}

}

——————————————————————————-

Dòng   Scanner sc=new Scanner(System.in);  để tạo 1 đối tượng có khả năng lấy dữ liệu từ bàn phím

Class Scanner nằm trong thư viện java.util.Scanner do đó chúng ta phải import vào, import  là từ khóa của java. Nếu như bạn sài Eclipse thì nó sẽ tự động import cho mình. Bạn chỉ cần gõ vào ký tự đầu sau đó nhấn tổ hợp phím ctrl + space bar lập tức Eclipse sẽ tự động import chính xác thư viện cho bạn

Dòng lệnh :   a=sc.nextFloat(); sẽ chờ cho tới khi người sử dụng nhập giá trị và nhấn phím enter. Nếu như người sử dụng nhập sai kiểu dữ liệu thì Java sẽ báo lỗi lúc runtime . Tương tự để đọc các kiểu dữ liệu khác thì bạn lấy sc.nextXXX(); Với XXX là các kiểu dữ liệu tương ứng mà bạn muốn đọc từ bàn phím.

Khi chạy chương trình từ Eclipse bạn sẽ thấy kết quả như hình minh họa bên dưới:

Từ ví dụ này bạn có thể viết các chương trình nhỏ nhỏ chẳng hạn như là giải phương trình bậc 2, chu vi diện tích tam giác…

Chúc các bạn thành công.

Bài toán tính tổng các số thực từ Command line

Trong bài viết này Tôi muốn hướng dẫn các bạn cách lấy danh sách các đối số là số thực được nhập vào từ Command Line

Giả sử Tôi tạo  1 class SumListFromCommandLine như bên dưới

———————————————————————————————

public class SumListFromCommandLine {

public static void main(String[] args) {

if(args!=null && args.length>0)

{

double sum=0;

for(String s:args)

{

sum+=Double.parseDouble(s);

}

System.out.printf(“Sum = %f”,sum);

}

else

{

System.out.println(“No Arguments”);

}

}

}

———————————————————————————————–

Giải thích code:

if(args!=null && args.length>0) dòng lệnh này để kiểm tra xem đối số có được nhập vào từ command line hay không. Nếu có thì ta mới thực hiện các lệnh tiếp theo, còn không thì xuất ra thông báo “No Arguments”

for(String  s args)

{

sum+=Double.parseDouble(s);

}

Java cho phép chúng ta duyệt các phần tử trong một mảng bằng hàm for như trên. Từng phần tử của mảng sẽ có kiểu chuỗi, như vậy để chuyển đổi thành kiểu số thực (ở đây Tôi dùng kiểu double) các bạn sẽ dùng Double.parseDouble(s); Sau đó ta cộng dồn các giá trị này vào biến sum.

Bạn có thể thay vòng for bên trên thành:

for(int i=0;i<args.length;i++)

{

sum+=Double.parseDouble(args[i]);

}

Để chạy chương trình Tôi sẽ hướng dẫn các bạn dùng công cụ Eclipse cho tiện lợi, cách mở cửa sổ Run Configurations Tôi đã hướng dẫn ở Topic trước Ví dụ xuất dãy Fibonacci từ 1 ->n, với n lấy từ command line <= các bạn click vào đây để xem lại

Trong ví dụ này, bạn hãy nhập các số thực vào mục Program arguments, chú ý rằng các đối số được ngăn cách bởi khoảng trắng. Sau đó bạn click nút Run để xem kết quả:

Cách chạy bên cửa sổ Run của Windows cũng tương tự như Topic Ví dụ xuất dãy Fibonacci từ 1 ->n, với n lấy từ command line, bạn chỉ cần nhập các đối số cách nhau bởi khoảng trắng.

Các bạn hãy thử làm để kiểm tra kết quả

Chúc các bạn thành công!

Ví dụ xuất dãy Fibonacci từ 1 ->n, với n lấy từ command line

Topic này Tôi sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách chạy chương trình.

1. Lấy giá trị Arguments từ Command Line trong cửa sổ Run của Windows.

2. lấy giá trị Arguments bằng Công cụ Eclipse

Mô tả bài toán:

Hãy xuất dãy số Fibonacci từ 1->n với n là giá trị được lấy từ Command Line

giả sử trong Command Line người sử dụng nhập là số 10 thì chương trình phải xuất ra dãy số Fibonacci là:

1   1    2    3    5    8    13    21    34    55

-Như vậy chúng ta phải viết 1 class Java như thế nào để chương trình có thể tự động lấy được giá trị nhập vào từ command Line?

Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ điều đó:

-Các bạn tạo 1 project tùy ý, sau đó tạo 1 class đặt tên là : PrintListFibonacci, dĩ nhiên khi các bạn tạo tên class thì Java tự động tạo ra 1 tập tin .java có tên y chang như tên class (PrintListFibonacci.java).

Dưới đây là nội dung của class PrintListFibonacci

public class PrintListFibonacci {

 

       public static void main(String[] args) {

              if(args!=null)

              {

                     int n=Integer.parseInt(args[0]);

                     printListFib(n);

              }

       }

       private static int fib(int n)

       {

              if(n<=2)

                     return 1;

              return fib(n-1)+fib(n-2);

       }

       private static void printListFib(int n)

       {

              for(int i=1;i<=n;i++)

              {

                     int fi=fib(i);

                     System.out.print(fi+” “);

              }

       }

}

Giải thích Coding:

Trong hàm main, các bạn để ý lệnh:

if(args!=null) args chính là danh sách các đối số được nhập vào từ Command Line, cách nhập như thế nào các bạn sẽ theo dõi ở bên dưới.

Còn dòng lệnh: Integer.parseInt(args[0]); Dùng để chuyển đổi kiểu chuỗi qua kiểu int. Hiện tại args là một mảng có kiểu chuỗi. Trong ví dụ này Tôi chỉ nhập có 1 đối số trong command Line, như vậy dĩ nhiên args[0] là ý định Tôi muốn lấy giá trị đầu tiên này. Nếu như các bạn nhập 1 danh sách các đối số thì các bạn có thể dùng vòng lặp để lấy ra giá trị từng đối số, chú ý rằng các đối số mặc nhiên sẽ có kiểu chuỗi, do đó tùy vào mục đích của bài toán mà các bạn chọn cách ép kiểu cho hợp lý (Tôi sẽ làm một ví dụ về trường hợp này trong topic kế tiếp => Bài toán tính tổng các số thực từ Command line).

Dòng lệnh printListFib(n); dùng để gọi hàm xuất ra toàn bộ các số Fibonacci từ 1->n

Tới đây các bạn có thể vào hàm printListFib để xem coding bên trong.

hàm fib(int n) để trả về số Fibonacci tại vị trí thứ n. Như vậy hàm này sẽ được gọi trong hàm printListFib

——————————————————————————————————

Bây giờ các bạn xem Tôi hướng dẫn cách chạy bằng command line từ cửa sổ Run:

Giả sử rằng class PrintListFibonacci được lưu trữ như trong hình minh họa bên dưới:

Giải thích lệnh:

– Trước tiên bạn nên copy đường dẫn lưu tập tin Java Source code (bạn để ý màu vàng mà Tôi bôi) vào clipboard

Tại sao lại có dòng lệnh: c:\User>cd    E:\HUI\Java\Study\java1sourcecode\src

ở đây Tôi cố tình dán E:\HUI\Java\Study\java1sourcecode\src vào màn hình Dos  này, để dán vào thì các bạn chỉ cần click chuột phải vào ngay dòng đó thì lập tức những gì nằm trong clipboard sẽ bay vào đây.

-Bạn xem dòng số 2: c:\Users\USER>e:Đây Tôi muốn chuyển dấu nhắc lệnh tới ổ E. Sau khi nhấn phím Enter thì bạn quan sát, dấu nhắc lệnh sẽ vào luôn ngay thư mục mà bạn lưu trữ tập tin PrintListFibonnacci.java

-Ta biên dịch tập tin .java sang .class bằng lệnh : javac     PrintListFibonnacci.java

-Cuối cùng để chạy chương trình, ta dùng lệnh java     PrintListFibonnacci   10

các bạn chú ý số 10 ở đằng sau tên class. Nhớ là có khoảng trắng xong rồi mới tới số 10. số 10 chính là đối số được nhập vào từ Command Line. Như vậy biến args sẽ lưu trữ được đối số này.

Bạn có thể kiểm tra hàm main để xem chương trình phân tích lấy giá trị 10 từ mảng args

Các bạn vừa xem qua cách chạy chương trình bằng Command Line trong cửa sổ Run của Windows.

Bây giờ Tôi hướng dẫn cách chạy chương trình giống như bên trên nhưng mà lại dùng công cụ Eclipse. Khi chúng ta dùng Eclipse thì vấn đề trở nên nhẹ nhàng và bạn cũng có thể cảm thấy cuộc đời này sung sướng biết bao.

Các bạn hãy xem những hình minh họa bên dưới để làm theo:

-Đầu tiên các bạn vào menu Run / chọn Run Configurations… như hình vẽ (chỗ Tôi tô màu vàng)

Sau khi chọn xong thì bạn sẽ thấy cửa sổ Run Configurations hiện ra như bên dưới:

Bây giờ các bạn chú ý những phần Tôi tô màu vàng và khoanh vùng màu đỏ:

– 1. Danh mục bên trái cửa sổ bạn chọn đúng Class mà bạn muốn chạy, ở đây là class PrintListFibonacci.

– 2. Sau đó bạn vào tab Arguments. Bạn nhập vào số 10 trong phần Program arguments

-3. Cuối cùng bạn click nút Run để chạy chương trình thế là xong.

=> quan sát tab Console ở bên dưới màn hình trong hình họa bạn sẽ thấy kết quả xuất hiện như trong này:

Các bạn hãy thử những bước như Tôi làm để kiểm tra lại.

Chúc các bạn thành công.

Chú ý: trong những trường hợp bạn không thấy tab Console thì có thể nó chưa được hiển thị lên, do đó bạn phải làm như sau (xem hình minh họa):

Bạn vào menu Window / Show View / => chọn các cửa sổ trong này

Bài tập Java 1 chương 1

Trước khi làm các bài tập Java 1 chương 1, sinh viên phải đọc và thực hành được các topic sau:

Download và cài đặt JDK

Cách thiết lập biến môi trường để chạy Java ở cơ chế command line

Ví dụ biên dịch và thực thi Java source bằng Command Line Download và cài đặt JDK

Hướng dẫn sử dụng Eclipse

Bài 1: Thao tác với toán tử trong Java.

import java.util.*;

public class MathOps {

  //method to print a string and an int

static void printInt(String s, int i) {

System.out.println(s + ” = ” + i);

}

//method to print a string and a float

static void printFloat(String s, float f) {

System.out.println(s + ” = ” + f);

}

public static void main(String[] args) {

Random random = new Random();

int i, j, k;

//Choose value from 1 to 100

j = random.nextInt (100) + 1;

k = random.nextInt (100) + 1;

printInt(“j”, j);

printInt(“k” , k);

i = j + k; printInt(“j + k”, i);

i = j – k; printInt(“j – k”, i);

i = j/ k; printInt(“j/k”, i);

i = j * k; printInt(“j * k”, i);

i = j % k; printInt(“j % k”, i);

j %= k; printInt(“j %= k” , j);

// Floating-point number tetts

float u, v, w; // also applies to doubles

v = random.nextFloat ();

w = random.nextFloat ();

    printFloat(“v”, v);

printFloat(“w”, w);

u = v + w; printFloat(“v + w”, u); // contd…

u = v – w; printFloat(“v – w”, u);

    u = v * w; printFloat(“v * w”, u);

u = v / w; printFloat(“v/w”, u);

//The following also works for char, byte, short, int, long, and double

u += v; printFloat(“u += v”, u);

u -= v; printFloat(“u -= v”, u);

u *= v; printFloat(“u *= v”, u);

u /= v; printFloat(“u /= v”, u);

}

}

Kết quả được xuất ra là gì? Giải thích các toán tử trên.

Bài 2: Thao tác với toán tử tự động tăng giảm.

 

public class AutoInc_DecOps {

public static void main(String[] args) {

int i = 1;

System.out.println(“i : ” + i);

System.out.println(“++i : ” + ++i); // Pre-increment

System.out.println(“i++ : ” + i++); // Post-increment

System.out.println(“i : ” + i);

System.out.println(“–i : ” + –i); // Pre-decrement

System.out.println(“i– : ” + i–); // Post-decrement

System.out.println(“i : ” + i);

}

}

Kết quả được xuất ra là gì? Giải thích.

Bài 3: Thao tác với toán tử logic

 

import java.util.*;

public class Rel_LogOps {

public static void main(String[] args) {

Random random = new Random();

int i = random.nextInt (100);

int j = random.nextInt (100);

// Using Relational Operators

System.out.println(“i = ” + i);

System.out.println(“j = ” + j);

System.out.println(“i > j is ” + (i > j));

System.out.println(“i < j is ” + (i < j));

System.out.println(“i >= j is ” + (i >= j));

System.out.println(“i <= j is ” + (i <= j));

System.out.println(“i == j is ” + (i == j));

System.out.println(“i != j is ” + (i != j));

//Using Logical Operators

System.out.println(“(i < 10) && (j<10) is ” +

((i<10)&&(j<10)) );

System.out.println(“(i < 10) || (j<10) is ” +

((i<10)||(j<10)) );

}

}

Kết quả được xuất ra là gì? Giải thích

Bài 4:

Viết chương trình in ra tổng của 10 số chẵn đầu tiên (sử dụng vòng lặp for hoặc while)

Bài 5:

Viết chương trình in ra những số lẻ từ 1 đến 99.

Bài 6:

Viết chương trình xuất ra tổng các số là bội số của 7 (từ 1 đến 100)

Bài 7:

Viết chương trình in ra tổng 1+2+3….+n với n được nhập từ tham số command line

 Bài 8:

Viết chương trình in ra tổng 1+3+5….+n nếu n là số chẳn, 2+4+6+….n nếu n là số lẻ. Giá trị n được nhập vào từ tham số command line

Bài 9:

Viết chương trình in ra giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong một dãy các giá trị user đã nhập vào từ tham số command line.

Bài 10:

Viết chương trình giải phương trình bậc 1 với hệ số a, b được nhập vào bởi user từ tham số command line.

Bài 11:

Viết chương trình đọc một giá trị nguyên từ bàn phím và in ra số đó là số chẵn, lẻ hoặc zero

Bài 12:

Viết chương trình in ra bội số của 3 từ 300 đến 3

Bài 13:

Viết chương trình in ra số lần kí tự ‘a’ xuất hiện trong một chuỗi.

Bài 14:

Viết chương trình in ra những hình sau: (mỗi hình sử dụng những vòng lặp khác nhau)

Hướng dẫn sử dụng Eclipse

Để download Eclipse IDE, các bạn vào link bên dưới

http://www.eclipse.org/downloads/

Các bạn có thể chọn Eclipse IDE for Java Developers

hoặc  Eclipse IDE for Java EE Developers. Trong trường hợp này các bạn có thể load bản  eclipse-java-indigo-SR1-win32.zip. Sau khi download và giải nén, các bạn khởi động Eclipse sẽ có giao diện như hình bên dưới:

Để thiết lập Perspective: Vào menu Window / Open Perspective / chọn Other

Trong cửa sổ Open  Perspective các bạn chọn Java sau đó nhấn nút OK.

Cách tạo Java Project:

-Vào menu File / New / Java Project

Trong mục Project name của cửa sổ New Java Project: Bạn nhập tên project vào mục này, sau đó nhấn Finish.

Bây giờ ta tiến hành tạo 1 class tên là HelloTeo113. Các bạn bấm chuột phải vào Project / New/ chọn Class (xem hình minh họa bên dưới):

Cửa sổ New Java Class sẽ xuất hiện như bên dưới:

Nhấn Finish để tạo Class.

Các bạn quan sát trong hàm main, ở đây Ta viết dòng lệnh:

System.out.println(“HI…I’m Teo 113”);

Hàm này có tác dụng xuất dữ liệu ra màn hình trên những dòng khác nhau.

Để biên dịch và thực thi chương trình, ta vào menu Run/Run (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+ F11)

Sau khi chọn Run, các bạn quan sát cửa sổ Console ở bên dưới, kết quả sẽ được hiển thị ra như hình minh họa.

–         Chú ý: Nếu như trong Project của bạn có chứa Font chữ tiếng việt thì nhớ cấu hình dạng UTF-8

Từ menu Project/ chọn Properties (xem hình minh họa bên trên). Sau khi chọn Properties thì cửa sổ Properties for test sẽ hiển thị ra (ở đây test là tên Project). Các bạn chọn Resource/ chọn UTF-8 như hình bên dưới, sau đó chọn OK để thiết lập cấu hình.

Mặc định mỗi một Project, Eclipse thiết lập mặc định “Build Automatically”, Nếu trong quá trình biên dịch mà xuất hiện những lỗi mà chúng ta không biết nguyên nhân vì sao thì ta có thể vào menu Project/ Clean

Cửa sổ Clean sẽ xuất hiện như hình bên dưới, nếu muốn clean toàn bộ Project thì bạn chọn “Clean all projects”, còn nếu muốn chỉ clean những project riêng lẻ thì bạn chọn “clean projects selected below”. Nhấn OK để tiến hành Clean.

Các bạn để ý rằng, nếu như muốn tự mình Build Project thì hãy unchecked “Build Automatically”. Lúc này các mục Build All, Build Project…sẽ được hiển thị cho phép chúng ta chọn lựa chúng.

Ví dụ biên dịch và thực thi Java source bằng Command Line

Để làm được ví dụ này các bạn phải xem trước 2 link mà Thầy đã post:

http://duythanhcse.wordpress.com/2011/12/21/download-va-cai-d%E1%BA%B7t-jdk/

http://duythanhcse.wordpress.com/2011/12/20/cach-thiet-lap-bien-moi-truong/

Trong ví dụ này chúng ta sẽ dùng trình soạn thảo Notepad để viết code.

Chú ý rằng tên Tập Tin mà bạn lưu sẽ cùng tên với tên Class của Java.

Trong hình minh họa bên dưới, Thầy tạo 1 class tên là HelloTeo113 và lưu vào thư mục test trong ổ E:

Để thực thi được tập tin HelloTeo113.java các bạn làm theo 2 bước sau:

1. Chúng ta dùng lệnh javac để biên dịch HelloTeo113.java thành  HelloTeo113.class.

ví dụ: javac HelloTeo113.java

2. Sau khi HelloTeo113.class được sinh ra, để thực thi tập tin này các bạn dùng lệnh java.

ví dụ: java HelloTeo113

các bạn nhìn vào hình minh họa bên dưới để hiểu rõ vấn đề:

Giải thích thêm và các đoạn lệnh trong Command Line

Vì tập tin HelloTeo113.java Thầy lưu trong thư mục test của ổ đĩa E, nên ta ta sẽ chuyển ổ đĩa gốc về ổ E: bằng cách dùng dòng lệnh:

c:\Users\USER>e:

Tùy vào thông tin lúc cài đặt máy tính mà c:\Users\USER sẽ khác nhau

sau khi dùng lệnh trên thì E:\> sẽ xuất hiện

Để di chuyển tới thư mục test, chúng ta dùng dòng lệnh:

E:\>cd test

sau khi gõ dòng lệnh trên thì dấu nhắc lệnh sẽ xuất hiện như sau:

E:\>test>

Ta bắt đầu biên dịch tập tin .java thành .class bằng cách dùng dòng lệnh

E:\>test>javac HelloTeo113.java

sau khi nhấn phím Enter, một tập tin HelloTeo113.class sẽ được sinh ra

Bước cuối cùng để để thực thi tập tin HelloTeo113.class chúng ta dùng lệnh bên dưới:

E:\>test>java HelloTeo113

Nhìn vào hình ảnh trên các bạn sẽ thấy kết quả “Hi…I’m Teo 113” được xuất hiện.

Trên đây là ví dụ về cách chạy java bằng command line, các topic kế tiếp sẽ hướng dẫn cách soạn thảo và biên dịch bằng công cụ Eclipse

Download và cài đặt JDK

Để biên dịch được các source code Java, máy tính của chúng ta phải có máy Ảo Java

Để có được máy Ảo Java các bạn vào link bên dưới để download bộ JDK

http://www.oracle.com/technetwork/java/javase/downloads/index.html

Sau khi click vào đường link bên trên, danh mục JAVA Kit sẽ hiển thị như hình bên dưới:

chọn JDK để Download, sau khi click chọn Download thì một màn hình mới sẽ được hiển thị ra, trong màn hình mới này tùy vào cấu hình của máy tính mà chúng ta chọn tập tin Download cho hợp lý.

Giả sử rằng máy tính của bạn 32bits, bạn sẽ chọn Windows x86 để load. Sau khi load và cài đặt thành công bạn vào Control Panel để kiểm tra xem máy ảo Java đã được cài đặt vào máy hay chưa. Nếu có biểu tượng Java như hình bên dưới thì coi như bạn đã cài đặt thành công:

 

Cách thiết lập biến môi trường để chạy Java ở cơ chế command line

Thông báo chuẩn bị xuất bản khóa học mới “Lập Trình Zalo với Android SDK”:https://duythanhcse.wordpress.com/2020/05/09/thong-bao-chuan-bi-xuat-ban-khoa-hoc-moi-lap-trinh-zalo-voi-android-sdk/

Các kiến thức trong Khóa học “Lập Trình Zalo với Android SDK” gồm:

– Tìm hiểu Zalo Android SDK (cách tích hợp, login, Open API, tương tác với Zalo App…)

– Cung cấp những kiến thức cốt lõi cơ bản về 1 ứng dụng tích hợp Zalo Android SDK.

-Cách thức gửi xét duyệt sử dụng các API

– Cách thức đăng nhập, xác thực, đăng xuất Zalo

– Làm việc với Social API (Mời sử dụng ứng dụng, đăng bài viết, gửi tin nhắn bạn bè, lấy danh sách bạn bè, lấy thông tin người dùng)

 

Các bạn có thể tham gia nhiều Khóa lập trình với học phí hấp dẫn và bài học phong phú khác tại đây: Link hơn 500 khóa

Nếu bạn nào muốn rèn luyện thêm lập trình Java, lập trình Android, lập trình Webservice với tổng thời lượng học >80 giờ thì có thể đăng ký học theo các link sau:

1) Lập trình java trong 4 tuần – 19 giờ(chỉ dành cho những ai CHƯA BIẾT GÌ VỀ LẬP TRÌNH hoặc đã biết lơ mơ về Java, lý thuyết và các bài tập phong phú tạo nền tảng lập trình Android và các hướng khác liên quan tới Java):
https://kyna.vn/lap-trinh-java-trong-4-tuan/325931
2) Lập trình Android cơ bản (>24 giờ học) – toàn bộ kiến thức về Android cơ bản:
https://kyna.vn/lap-trinh-android-co-ban/325931
3) Lập trình Android nâng cao (23 giờ học) – toàn bộ kiến thức về Android nâng cao:
https://kyna.vn/lap-trinh-android-nang-cao/325931
4) Lập trình Webservice cho Di Động – 14 giờ (dành cho những ai ĐÃ BIẾT ANDROID), những ai chưa biết Android tuyệt đối không đăng ký, khóa học hướng dẫn tỉ mỉ từ A->Z để có thể xây dựng được một phần mềm hoàn chỉnh tương tác client-server:
https://kyna.vn/lap-trinh-webservice-cho-di-dong/325931

1. Bấm chuộc phải vào biểu tượng Computer/ chọn Properties

2. Một cửa sổ mới hiện lên, chúng ta chọn Advanced System Settings

3. Cửa sổ System Properties sẽ hiển thị ra, chúng ta vào tab Advanced, click chọn button Environment Variables…Cửa sổ Environment variables sẽ hiển thị như hình bên dưới:

5. Trong mục System variables, click chọn button New.

Mục Variable name, chúng ta nhập vào biến JAVA_HOME

Mục Variable value, chúng ta copy đường dẫn cài đặt JDK vào đây, trong ví dụ này thì JDK được cài đặt như hình minh họa. Tức là nếu máy của bạn cài JDK ở đâu thì copy paste đường dẫn đó vào mục này:

Sau khi chọn OK, bạn quan sát trong vùng System Variables, biến JAVA_HOME và giá trị của nó sẽ xuất hiện như hình minh họa bên dưới:

5. Bước tiếp theo, các bạn tìm tới biến Path trong mục System variables, click chọn Edit:

Trong mục Variable value, các bạn di chuyển tới cuối, nhập vào các giá trị như hình minh họa : %JAVA_HOME%\bin;.;

6. Kiểm tra lại cấu hình có chính xác hay không:

Để kiểm tra xem máy tính của bạn đang cài JDK version bao nhiêu, vào Start/ Run. Hoặc gõ tổ hợp phím Windows+R để hiển thị cửa sổ Run, trong cửa sổ này các bạn gõ vào lệnh cmd rồi nhấn phím Enter:

java  –version để kiểm tra JDK version.

javac –version để kiểm tra javac version.

Nếu như khi gõ lệnh javac -version mà bạn thấy command line hiển thị thông báo như sau:

‘javac’ is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file.

điều đó có nghĩa là bạn đã thiết lập cấu hình bị sai.