Cách Debug Android Studio tới Android Box TV bằng Wifi

  1. Thiết bị Android Box TV
  2. Kết nối Wifi cho Android Box TV
  3. Bật chế độ Developer cho Android Box TV
  4. Cấu hình Enviroment cho ADB trên Laptop
  5. Lệnh kết nối và xem logcat tới Android Box TV
  6. Debug Android TV app từ Android Studio tới Android Box TV qua Wifi

Ta có nhiều cách kết nối và debug Android TV App từ Android Studio tới Android Box TV. Tuy nhiên, WIFI là lựa chọn tiện lợi nhất cho lập trình viên.

1. Thiết bị Android Box TV

Ờ ngoài chợ kia bán nhiều thiết bị Android Box TV lắm nha, giá nào cũng có. Hiện Tui sài device tàng tàng loại hơn 1 triệu 1 xíu. X 88 PRO 10. chạy Android 10. Hình Ảnh nó đây:

1 Hộp Android Box TV khi mua về gồm có:

  • Android TV Box
  • Cục Sạc để sạc cho Android TV Box
  • HDMI để kết nối tới Monitor
  • Remote để thao tác chương trình
  • Chuột không dây để thao tác chương trình

Hình trên chụp mặt bên ngoài của Android TV Box.

Hình trên chụp màn bên của Android Box TV, các lỗ theo thứ tự từ trái qua: Nơi sạc điện, HDMI, Cổng mạng, và Cắm Tai Nghe/Loa

Hình trên chụp mặt bên của Android Box TV có các cổng USB, SD Card.

Hình trên là kết nối tổng thể, chạy được Hệ điều hành Android và hiển thị lên Monitor.

Nhớ là kết nối cả chuột không dây để thao tác nha.

2.Kết nối Wifi cho Android Box TV

Ta cần kết nối Wifi cho Android Box TV.

Khi khởi động thành công ta có màn hình dưới đây, hoặc làm sao đó di chuyển tới các biểu tượng bên dưới:

Dùng chuột bấm chọn nút SETTINGS (xem màn hình trên):

Lúc này chương trình báo là chưa có kết nối mạng. Bấm vào “Mạng và internet”. Chương trình sẽ hiển thị danh sách các mạng Wifi bên dưới (lưu ý là muốn quay về màn hình trước đó thì bấm Chuột Phải, ko có nút back ở đây nha; hoặc dùng cái remote để back).

Ví dụ chọn Obama (là mạng nhà Tui, còn nhà bạn mạng nào thì chọn mạng đó thôi). nó hiển thị ra màn hình nhập mật khẩu:

Màn hình trên, ta dùng chuột không dây hoặc remote để nhập mật khẩu, sau đó nhấn vào nút màu xanh (góc phải của bàn phím). Chờ nó báo kết nối thành công như màn hình dưới đây:

Như vậy là bạn đã kết nối Wifi thành công cho Android Box TV. Bạn có thể vào Youtube hay Website để xem bình thường, nó là Smart TV mà. Xem y chang Phone vậy.

3. Bật chế độ Developer cho Android Box TV

Để lập trình, debug được phần mềm Android TV App trực tiếp từ Android Studio lên Android Box TV ta cần bật chế độ Developer lên. Từ đây có thể kết nối qua USB hoặc WIFI. Nhưng Ta nên kết nối qua WIFI cho tiện.

Cũng quay lại màn hình chọn lại nút SETTINGS. nó ra màn hình bên dưới đây:

Ta chọn “Tùy chọn Thiết bị”, nó ra 1 nùi dưới đây:

Ta chọn mục thứ 2 có tên là “Giới thiệu“, màn hình sau xuất hiện:

Ta kéo xuống dưới cùng, thấy mục “Bản Dựng”, Nếu là Tiếng Anh thì cứ chọn cái cuối cùng là OK (Build version). Ta bấm chuột liên tiếp vào “Bản Dựng”, khoảng >=5 lần để nó chuyển qua chế độ Developer. Khi nó đã báo chuyển qua Developer thì bấm chuột phải để quay lại màn hình trước đó, ta sẽ thấy mục “Tùy chọn nhà phát triển” xuất hiện:

Ta nhấn vào “Tùy chọn nhà phát triển”, màn hình sau xuất hiện:

Có 2 mục quan trọng cần phải check:

  • Gõ lỗi qua USB
  • Internet Adb

Bấm chọn xong thì bấm chuột phải nhiều lần để quay lại màn hình chính.

Tới đây thì Android Box TV của bạn có thể kết nối với Android Studio trên Laptop thông qua USB hoặc WIFI được rồi nhé.

4. Cấu hình Enviroment cho ADB trên Laptop

Trước tiên ta cần cấu hình Environment cho ADB trên Laptop để dùng các lệnh của nó nhằm kết nối với device.

thường Android SDK ta cài ở đâu thì tới đó lấy thư mục lưu trữ file adb.exe. Ví dụ của Tui thì cài trong:

“C:/Android/sdk/platform-tools”:

Bạn thấy adb.exe ở trên. Ta cần cấu hình Environment path cho nó:

Bấm chuột phải vào biểu tượng This PC/ chọn Properties:

Màn hình dưới đây xuất hiện, ta chọn Advanced System settings (nhìn vào góc phải cuối cùng của màn hình)

Sau đó màn hình System Properties sẽ xuất hiện:

Ta bấm chọn nút Environement Variables… màn hình này sẽ xuất hiện như dưới đây

Bạn quan sát biến Path, nó có ở cả 2 nơi: User variables và System varibles. Ta cấu hình cho cả 2 biến này luôn nhé (cách cấu hình giống nhau).

Ta chọn Path rồi nhấn vào Edit:

ta thêm giá trị vào cho nó. Giá trị là đường dẫn mà ta cài đặt, nơi có tập tin adb.exe. Cụ thể trong máy Tui cài đặt là C:/Android/sdk/platform-tools.

Sau đó bấm OK nhiều lần để đóng hẳn màn hình Properties.

mở Commandline gõ lệnh adb mà nó ra được 1 nùi như thế này là thành công:

Màn hình trên ta thấy được phiên bản cũng như hướng dẫn sử dụng adb.

5. Lệnh kết nối và xem logcat tới Android Box TV

Trước tiên ta phải đảm bảo Laptop và Android TV Box cùng sử dụng một mạng.

Ta cần kiểm tra địa chỉ IP của Android TV box bằng cách vào lại màn hình SETTINGS/ sau đó chọn mạng mà Android TV Box đang kết nối. Ví dụ đang kết nối OBAMA thì nhấn vào OBAM:

Ta thấy được địa chỉ IP như dưới đây:

Ở màn hình trên, bạn thấy địa chỉ IP là 192.168.1.83 . Của bạn sẽ có địa chỉ khác, nó ra địa chỉ nào thì ta lấy địa chỉ đó.

Bây giờ ta thử dùng lệnh ping từ laptop xem nó có kết nối tới Android TV Box không nhé:

Vậy là kết quả đã Ping thành công. Laptop có thể kết nối được với Android TV Box thông qua Wifi.

Bây giờ ta dùng lệnh adb của Android để kết nối, nhằm giúp Debug được Android TV App từ Android Studio tới Android Box TV qua Wifi:

Cú pháp đơn giản nhất (khỏi dùng Port nào cả):

adb connect <địa chỉ IP của Android TV box>

Hoặc có port:

adb connect <địa chỉ IP của Android TV box>:5555

Ta xem màn hình chụp kết quả kết nối thành công (mở commandline lên) gõ lệnh như dưới đây:

Ở trên ta thấy chương trình báo đã kết nối tới Android TV Box thành công.

Ta có thể xem chi tiết qua trình tương tác trong khi kết nối bằng lệnh:

adb logcat

Ở trên ta cũng dùng Command Line để gõ lệnh: adb logcat

Khi có kết nối tương tác các phần mềm, hệ thống sẽ hiển thị chi tiết thông tin trong màn hình commandline

6. Debug Android TV app từ Android Studio tới Android Box TV qua Wifi

Ở bước 5 ta đã kết nối được Laptop tới Android TV Box bằng WIFI rồi. đã dùng lệnh adb thành công

ở bước 6 ta tạo 1 Project Android Box TV :

Các bước tạo Project giống như cho Phone & Tablet bình thường.

Ta có cấu trúc dự án như bến dưới:

Ở trên là cấu trúc của dự án Android TV App. Nhìn vào chỗ kết nối ta sẽ thấy Device “Rockchip sailfish“, Vì Android TV Box này sử dụng Rockship Kernel nên nó có tên này:

Ta chọn Device là Rockchip sailfish để chạy phần mềm Android TV app (chú ý là nó đang kết nối với nhau hoàn toàn bằng WIFI nha, là Debug bằng WIFI), kết quả APK sẽ được cài lên Android TV Box và tự động chạy lên như màn hình dưới đây:

Ta bấm chuột phải để quay lại màn hình chính/ rồi chọn APPS:

Chọn APPS xong, kéo xuống tìm –> Kết quả thấy phần mềm tên là Mr Code dưới đây:

Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong cho các bạn rất chí tiết từ A->Z cách thức lắp đặt, cài đặt phần mềm, cấu hình WIFI, kết nối WIFI, Debug WIFI.

Các bạn cố gắng làm theo nhé. Chúc các bạn thành công!

Bài 49: Cách debug ứng dụng trên thiết bị Android bằng WIFI (không cần cắm USB Cable)

[polldaddy poll=9764234]

Hiện nay trên Store của Google cũng có rất nhiều App miễn phí cho phép lấy IP của thiết bị để có thể kết nối tới PC mà không cần dùng Cable. Nhưng cũng nhiều khi phải Rooted máy và cũng mất công phải cài phần mềm.

Trong bài này Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách Debug ứng dụng Android trên thiết bị thật thông qua WIFI nội bộ giữa  Thiết bị và PC (chú ý là không cần kết nối internet) và cũng không cần cài đặt thêm bất cứ phần mềm nào. Đặc biệt khi cùng kết hợp với phần mềm “droidAtScreen-1.1.jar” thì các bạn có thể Demo ứng dụng một cách hoàn hoản, nhất là dành cho những bạn phải thuyết trình ứng dụng hay giảng dạy…

android_49_1Các bước cụ thể như sau:

Bước 1:

Bật chức năng WI-FI hotspot trên thiết bị di động sử dụng Android, Bước này Tui chụp bằng điện thoại thật của Tui, Model SamSung S2, GT-I9100 (các dòng khác chắc nó cũng lủi ở góc nào đó). Cái chức năng này chắc chắn đa phần mọi người đều biết, nhưng Tui sẽ hướng dẫn thật chi tiết vì còn nhiều Sinh Viên mới tiếp cận.

– Vào Setting như màn hình dưới đây:

android_49_2– Sau khi bấm Setting thì màn hình bến dưới xuất hiện, bạn tìm tới nhóm Wireless and networks:

android_49_3

– Nhấn chọn More Settings, màn hình xuất hiện như bên dưới :

android_49_4

– Ta nhấn chọn Tethering and portable hotspot…: Tại màn hình mới này ta kích hoạt nó lên như hình bên dưới, sau khi kích hoạt (thành màu xanh xanh đó bạn) thì nhấn vào Portable Wi-Fi h……

android_49_5

– Sau khi nhấn chọn Portable Wi-Fi h…… thì màn hình sau xuất hiện:

android_49_6

– Tại màn hình trên, để cấu hình sửa đổi tên Trạm Phát wifi và mật khẩu của trạm phát, bạn nhấn vào nút Configure mà tui khoanh màu vàng đó…. :

Để cho dễ dàng tìm kiếm tên Trạm phát WIFI bạn nên đặt tên cho nó, ví dụ Tui đặt trạm phát WIFI tại thiết bị của tui là drthanh

android_49_7

– Đồng thời cũng đặt mật khẩu cho trạm phát rồi nhấn nút Save.

 Bước 2:

Kết nối PC tới trạm phát sóng WIFI mà bạn vừa tạo ở bước 1.

android_49_8Bạn tìm tới trạm phát nào có tên drthanh được cấu hình, chọn nó và bấm Connect. Nhập mật khẩu để tiến hành kết nối.

Khi kết nối thành công thì Thiết bị của bạn sẽ thông báo là có Máy nào kết nối tới hay không, địa chỉ IP là gì, MAC là gì…

Chú ý phải đảm bảo bước 2 kết nối thành công.

Bước 3:

Tìm địa chỉ IP của trạm phát sóng WIFI (tức lại địa IP của thiết bị di động đó), các bước đơn giản làm như sau:

Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở của sổ Run

Tại cửa số này bạn gõ lệnh cmd như hình chụp để mở màn hình Command line:

android_49_9Nhấn OK:

android_49_14Tại dấu nhắc lệnh, bạn gõ lệnh ipconfig để hệ thống hiển thị địa chỉ IP của trạm phát.

Sau khi gõ lệnh và nhấn phím Enter, bạn có kết quả sau (tùy vào máy bạn nhé):

android_49_15Bạn nhìn vào dòng Default Gateway, thấy IP 192.168.43.1 , đây chính là địa chỉ IP của Trạm phát WIFI. Địa chỉ này có thể khác nhau tùy thuộc vào máy tính cũng như thiết bị của bạn.

Bước 4:

Tạo tập tin Bat để dễ dàng kết nối từ PC tới trạm phát WIFI (tức là từ PC tới thiết bị điện thoại của bạn).

Mục đích Tui hướng dẫn các bạn tạo file Bat để có thể chạy cùng nhiều lệnh 1 lúc, và bất cứ lúc nào muốn chạy chỉ cần Double click vào nó–> đỡ mất thời gian và lại vô cùng easy.

Trước tiên bạn cần vào đúng nơi lưu trữ tập tin adb.exe, nó nằm trong thư mục sdk/platform-tools (tùy vào bạn sao chép):

android_49_16Bạn nhìn vào hình trên là biết được cần phải tìm ở chỗ nào.

Bạn thấy Tui khoanh đỏ 2 file không? adb.exe là của Android. Còn runwifi.bat là do Tui tạo ra, cách thức tạo file bat này như sau:

– Bấm chuột phải ngay tại màn hình này/ chọn New/ Text Document như hình bên dưới:

android_49_17Kết quả cho ta mặc định như sau:

android_49_18Bạn thấy đó, mặc định tập tin “New Text Document.txt” được tạo ra, bây giờ bạn double click vào nó để mở lên , sau đó tiến hành gõ lệnh:

android_49_19Tui gõ 3 dòng lệnh:

Dòng 1:

adb tcpip 5555

Dòng 2:

adb connect 192.168.43.1

Dòng 3:

pause

Dòng 1 là tạo port, dòng 2 là kết nối tới trạm phát WIFI, đó chính là IP mà ta tìm được từ trạm phát ở bước 3, dòng 3 là lệnh pause mục đích để ngừng lại màn hình cho phép ta xem kết quả (nếu không có lệnh này thì chạy xong nó tắt luôn, ta không xem được).

Sau khi nhập lệnh xong, ta đóng tập tin này và đổi tên nó thành runwifi.bat (đặt tên nào là kệ bạn).

android_49_20Bước 5:

Thực thi lệnh runwifi.bat bằng cách double click vào nó:

android_49_21Ban quan sát màn hình trên, thấy đó….. nó báo kết nối adb thành công. Bây giờ ta có thể thực hiện chạy ứng dụng lên thiết bị thật thông qua trạm phát WIFI này (đỡ phải chạy máy ảo rất nặng tốn bộ nhớ) và không phải rườm rà dây rợ lung tung. Ở khoảng cách xa vẫn kết nối được, Tui đã thử 30 mét vẫn OK. Bạn thử đi xa 1km xem thế nào(Tui không đi đâu)…. Chú ý là bạn có thể đóng màn hình này lại nhé, không phải mở nó mãi mãi.

Và bạn nên đưa nó ra làm Shortcut ngoài desktop để mỗi lần hết kết nối thì cứ bấm kết nối lại là xong, rất là nhanh, chỉ cần double click vào nó (chú ý là cứ double click đến khi nào nó báo thành công như vậy, vì đôi khi nó có vấn đề gì đó về đường truyền…).

Bước 6:

Sử dụng.

Bây giờ mỗi lần từ Eclipse bạn thực thi ứng dụng nó sẽ tự động tìm kiếm đúng trạm phát đó và cho phép mình xác nhận để chạy lên máy thật. Nếu bạn muốn Demo khi báo cáo thì bạn nên tải phần mềm “droidAtScreen-1.1.jar” (chỉ cần bấm vào để chạy không cần setup) vào PC.

Đây là kết quả tui tải về và chạy lên, nó tự động hiển thị luôn màn hình thiết bị thật của tui vào Desktop PC thông qua chương trình này (chú ý là bạn không cần cắm cáp USB hay kết nối internet nhé, chỉ sử dụng qua trạm phát WIFI):

android_49_22

Bạn thử làm lại nhé…..

(chú ý là cứ bấm file bat đến khi nào nó báo thành công như hình Tui chụp, vì đôi khi không phải bấm cái là kết nối thành công.). Lần đầu nhớ cắm USB cable để nó mở port, sau đó tháo USB ra là nó có thể thực thi.

Chúc các bạn thành công…