Bài 17: Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án tự động hóa

Trong bài 16 các bạn đã biết cách tạo một dự án tự động hóa rồi, các bạn đã làm quen được với một số Activity thường sử dụng như Input Dialog Activity, Assign Activity, MessageBox Activity, cách đặt tên biến và gán giá trị cho biến, cách tích hợp mã lệnh lập trình C# vào quy trình tự động hóa, và cách thực thi quy trình tự động hóa như thế nào.

Bài này Tui trình bày chi tiết Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án Tự động hóa để bạn dễ dàng triển khai các dự án trong tương lai, việc nắm được ý nghĩa của các thành phần này giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian, lựa chọn đúng và nhanh các chức năng, giúp phần mềm hoạt động hiệu quả hơn:

1. Các vùng làm việc chính trong dự án

2. Thẻ Project

3. Thẻ Activities

4. Thẻ Snippets

5. Thẻ Properties

6. Thẻ Data Manager

7. Thẻ Outline

8. Thẻ quản lý dữ liệu của workflow: Variables, Arguments, Import

Dưới đây là các giải thích chi tiết về ý nghĩa và cách sử dụng của các thành phần trong phần mềm:

1. Các vùng làm việc chính trong dự án

Có 5 vùng làm việc chính trong phần mềm UiPath Studio:

(1)Ribbon/Menu/tool bars

– Nơi đây tập hợp các chức năng chính: tạo mới, lưu, mở project, publish (xuất bản quy trình), debug, thiết lập cài đặt, v.v. Các lệnh nhanh trong quá trình phát triển.

– Thanh công cụ nhanh, cho phép chạy (Run), debug (gỡ lỗi), kiểm tra (Validate), publish, lưu… Giúp thao tác thuận tiện hơn trong quá trình làm việc.

(2)Left panel

Thường chứa các thẻ như: Project, Activities, Snippets, quản lý tệp dự án, hoạt động và mẫu quy trình. Giống như “kho công cụ” và “quản lý tài nguyên” trong dự án.

(3)Main Panel

– Phần giao diện chính (Main Workspace – 3): Đây là nơi bạn xây dựng workflow bằng cách kéo thả các activity vào và thiết kế quy trình tự động. Các file .xaml mở trong phần này:

(4)Bottom Panel

– Phần giao Bottom panel (4): Đây là nơi quản lý dữ liệu của workflow

(5)Right Panel

Thường là thẻ Properties hoặc Data Manager… Panel này hiển thị thuộc tính của activity đang được chọn để bạn cấu hình chi tiết cho từng bước của quy trình.

2. Thẻ Project

– Quản lý toàn bộ tài nguyên dự án: các file workflow (.xaml), thư mục, tài nguyên (asset), dependencies (các gói phụ thuộc), và project.json. Bạn có thể thêm, xóa, hoặc mở các file trong dự án tại đây:

3. Thẻ Activities

– Thư viện chứa tất cả các activity có thể sử dụng trong dự án: như Read Range, Click, Assign, Flow Decision… Có thể tìm kiếm và kéo thả vào workflow chính:

4. Thẻ Snippets

– Chứa các đoạn mã mẫu (code mẫu) hoặc workflow mẫu dùng để tái sử dụng. Thay vì tạo mới từ đầu, bạn có thể dùng snippet có sẵn để tiết kiệm thời gian:

5. Thẻ Properties

– Hiển thị và cho phép chỉnh sửa thuộc tính của activity hoặc đối tượng đang được chọn. Ví dụ: thay đổi tên biến, thiết lập đường dẫn file, hoặc cấu hình logic điều kiện:

6. Thẻ Data Manager

– Quản lý tất cả các tài nguyên dữ liệu trong dự án, ví dụ: biến (variables), đối tượng argument, tài nguyên bảng dữ liệu, queue, assets… Dễ dàng xem và sửa đổi các loại dữ liệu này:

7. Thẻ Outline

– Hiển thị sơ đồ cây (tree view) của toàn bộ cấu trúc workflow hiện tại. Giúp bạn dễ dàng xem tổng thể luồng xử lý và điều hướng nhanh đến bất kỳ bước nào trong quy trình:

8. Thẻ quản lý dữ liệu của workflow: Variables, Arguments, Import

Thẻ quản lý dữ liệu của workflow bao gồm các thẻ: Variables, Arguments, Import

8. 1. Thẻ Variables (Biến cục bộ trong workflow)

Chức năng chính: Quản lý tất cả biến trong file workflow hiện tại (.xaml).

Ý nghĩa:

•Lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình workflow chạy.

•Biến chỉ có phạm vi cục bộ: chỉ dùng trong workflow hoặc sequence mà bạn tạo biến đó.

•Bạn cần đặt Scope (phạm vi) để xác định biến dùng trong sequence nào.

Ví dụ:

•original_list: lưu danh sách số gốc

•odd_list, even_list: lưu danh sách số lẻ và chẵn sắp xếp tang dần

Chú ý:
🔹 Sử dụng khi dữ liệu chỉ dùng trong một đoạn quy trình cụ thể.

8. 2. Thẻ Arguments (Tham số đầu vào / đầu ra cho workflow)

Chức năng chính:

-Quản lý các argument — tham số để truyền dữ liệu giữa các workflow.

Ý nghĩa:

•Dùng để truyền dữ liệu vào hoặc lấy dữ liệu ra từ một workflow.

Argument có ba loại chính:

In: Dữ liệu đi vào workflow.

Out: Dữ liệu đi ra từ workflow.

In/Out: Dữ liệu truyền vào và có thể bị thay đổi trong workflow rồi trả về.

Chúng giống như “cửa giao tiếp” giữa các file .xaml hoặc giữa workflow với hệ thống bên ngoài.

Ví dụ:

•in_EmailAddress : truyền địa chỉ email vào workflow gửi email.

•out_ProcessResult : lấy kết quả xử lý từ workflow con ra.

Lưu ý:
🔹 Dùng khi cần trao đổi dữ liệu giữa các workflow hoặc với trình điều khiển chính (Main).

8.3. Thẻ Imports (Thư viện, Namespace)

Chức năng chính:
Quản lý các namespace hoặc thư viện mà workflow đang sử dụng.

Ý nghĩa:

•Cho phép bạn nhập các thư viện .NET hoặc thư viện mở rộng của UiPath để sử dụng trong workflow.

•Khi bạn import namespace, bạn có thể gọi các class hoặc method mà không cần ghi đầy đủ đường dẫn.

Ví dụ:

•Import System.IO → dễ dàng thao tác với file và thư mục.

•Import System.Text.RegularExpressions → dùng Regex để xử lý chuỗi.

Lưu ý:
🔹 Giống như việc bạn “khai báo dùng thêm công cụ” để mở rộng khả năng của workflow.

Tui tóm tắt ý nghĩa sử dụng của Variables, Arguments, và Imports như sau:

ThẻChức năng chínhKhi nào sử dụng
VariablesBiến cục bộ trong workflowKhi cần lưu trữ dữ liệu tạm thời trong một workflow hoặc sequence cụ thể
ArgumentsTham số truyền dữ liệu vào / ra workflowKhi cần truyền dữ liệu giữa các workflow, hoặc giao tiếp với Main workflow
ImportsThêm thư viện, namespace mở rộngKhi cần dùng thêm chức năng ngoài mặc định của UiPath như xử lý file nâng cao, Regex, v.v.

Như vậy Tui đã hướng dẫn xong chi tiết Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án Tự động hóa. Các bạn cố gắng hiểu được cách sử dụng của chúng để áp dụng vào dự án tự động hóa tốt nhất.

Bài học tiếp theo, Tui sẽ trình bày chi tiết về cách “Cấu hình và quản lý các Dependencies cho dự án tự động hóa”, đây là một trong những kỹ thuật quan trọng chúng ta cần phải nắm để dự án được hoạt động tốt nhất có thể.

Các bạn chú ý theo dõi

Chúc các bạn thành công

p/s: Toàn bộ các bài học liên quan tới Tự động hóa quy trình bằng Robot được tổng hợp tại link https://tranduythanh.com/robotic-process-automation/, các bạn vào trang này và kéo xuống có thể theo dõi từng bài theo chươngĐăng ký và tải phần mềm UiPath Studio

One thought on “Bài 17: Ý nghĩa các thành phần – cấu trúc một dự án tự động hóa”

Leave a Reply