Với Android Studio phiên bản 2020 có một số thay đổi về mặt bố trí giao diện thiết kế. Ở trong dự án thần thánh “HelloWorld” Tui cũng đã nói sơ cách tạo Dự án, ý nghĩa một số thành phần rồi, Tuy nhiên nó mới chỉ là sơ bộ để các bạn nhanh chóng hiểu cách tạo dự án, chạy máy ảo, chạy máy thật, Ánh xạ điện thoại thật vào máy tính….. Trong bài này Tui sẽ tiếp tục trình bày chi tiết hơn công cụ lập trình Android Studio phiên bản 2020, cụ thể Tui sẽ nói các phần sau:
8.1. Các cấu hình quan trọng trong Android Studio
8.1.1. AVD Manager
8.1.2. SDK Manager
8.1.3. Setting
8.1.4. Default Project Structer
8.1.5. Check for Update
8.2. Các chức năng thường dùng
8.2.1. Tạo dự án mới
8.2.2. Mở dự án cũ
8.2.3. Import dự án từ Eclipse
8.3. Các màn hình quan trọng thường thao tác
8.3.1. Màn hình Project và cách thay đổi layout quan sát
8.3.2. Màn hình thiết kế giao diện
8.3.3. Màn hình thanh công cụ Palette
8.3.4. Màn hình Component Tree
8.3.5. Màn hình Atrributes
8.3.6. Màn hình Logcat
8.3.7. Màn hình Device Explore
8.4. Các menu và toolbar quan trọng thường thao tác
8.4.1. Các menu thường dùng
8.4.2. Các toolbar thường dùng
Chi tiết:
8.1. Các cấu hình quan trọng trong Android Studio
Công cụ Android Studio có một số cấu hình quan trọng mà chúng ta cần phải biết để giúp ích cho việc quản lý phiên bản Android SDK, cấu hình JDK, plug in… Google có gom nhóm trong “Configure” ở cuối màn hình Welcome (và nó cũng tồn tại trong các Menu lúc ta mở 1 Project):
8.1.1. AVD Manager
AVD Manager là chức năng cho phép ta cấu hình tạo điện thoại giả lập .
Chi tiết cách sử dụng AVD Manager, các bạn xem trong Bài 3. Cách tạo Điện thoại giả Lập trong Android Studio nhé
8.1.2. SDK Manager
Chức năng SDK Manager cho phép ta quản lý phiên bản Android SDK, việc này rất quan trọng vì trong quá trình triển khai dự án Android ta phải kiểm thử trên nhiều dòng máy và trên nhiều phiên bản khác nhau. Từ màn hình khởi động ta chọn Configure->SDK Manager:
Sau khi chọn SDK Manager, Màn hình Android SDK sẽ hiển thị như bên dưới:
Trong màn hình Android SDK Manager chương trình liệt kê ra danh sách các phiên bản Android, ta cần kiểm tra trên phiên bản nào thì ta CHECKED vào để cài đặt phiên bản đó. Google thường đề nghị ta cập nhật phiên bản mới nhất nếu có.
Chỗ này cũng cho phép ta đổi lại nơi lưu trữ Android SDK.
8.1.3. Setting
Màn hình Setting dùng để cấu hình toàn bộ các thành phần liên trong công cụ Android Studio: Cấu hình Appearance & Behavior, keymap, Editor, plug in, build, execution, tools…kể cả SDK Manager. Mọi vấn đề liên quan tới các cấu hình ta vào mục Setting này để làm việc. Từ màn hình khởi động ta chọn Settings:
Sau khi chọn Setttings, màn hình Default Settings sẽ hiển thị ra dưới đây, ta tiến hành lựa chọn các cấu hình theo ý muốn:
Ta có thể chỉnh màu chữ, cỡ chũ, biên dịch thực thi, tất tần tạt trong này.
Sau khi đổi cấu hình xong thì nhớ nhấn nút OK để Android Studio thiết lập lại cho bạn.
8.1.4. Default Project Structer
Project Structer là màn hình cho phép ta lựa chọn đường dẫn cài đặt JDK và Android SDK. Màn hình này rất quan trọng, nếu chỉ định không đúng nơi cài đặt JDK và Android SDK thì không thể chạy được ứng dụng Android. Đôi khi di chuyển dự án Android từ máy này qua máy khác mà đường dẫn khác nhau, do đó ta phải vào đây để chỉnh lại.
Chương trình sẽ hiển thị màn hình Project Structer như hình dưới đây:
Ta chọn nơi đã cài đặt JDK và Android SDK… một cách chính xác rồi nhấn OK.
8.1.5. Check for Update
Chức năng Check for Update được sử dụng để kiểm tra phiên bản Android Studio mới do Google phát triển. Từ màn hình khởi động ta chọn “Check for Update”:
Sau khi chọn, màn hình Checking for Updates sẽ xuất hiện như dưới đây, nếu có phiên bản mới sẽ tiến hành tải về máy (dưới đây là hình minh họa các bước, bạn đừng quan tâm bên trong là version nào):
Sau khi chương trình tải hết các phiên bản mới về máy thì màn hình “Platform and Plug in Updates” xuất hiện, ta bấm “Update and Restart”:
Sau khi bấm “Update and Restart”, chương trình sẽ tiến hành cài đặt:
Ta chờ chương trình cập nhật mới xong, Android Studio sẽ khởi động lại. Lúc này màn hình Complete Installation sẽ xuât hiện, ta chọn mục “I want to import my settings from a previous version…” nếu muốn lấy từ version cũ qua, con không muốn lấy gì cả thì chọn “I do not have a previous version of Studio….” rồi bấm OK:
Sau khi bấm OK, chương trình sẽ tiến hành mở màn hình khởi động của Android với phiên bản mới nhất mà ta vừa cập nhật.
Ngoài ra Ta còn có thể chỉnh lại cách thức tải các loại phiên bản, lúc chọn “Check UpDate”, trong màn hình bên dưới nó có nút “Configure” (kể cả màn hìn báo cáo phiên bản mới cũng có nút này nha, xem hình trên), ta nhấn vào nó:
Sau khi nhấn Configure: Màn hình cấu hình cách thức update sẽ xuất hiện như dưới đây:
Android Studio đưa ra 4 cách thức loại chọn:
Canary Channel-> coi như là đang R&D
Dev Channel -> bản đang Dev lỗi um sùm
Beta Channel -> Cũng đang chạy thử, lỗi um sùm
Stable Channel -> Phiên bản đã chạy ổn định
Thường các Công ty sẽ chọn cái cuối cùng “Stable Channel”. Còn dân nghiên cứu thì nên chọn Canary để cầm đèn chạy trước xe bò, có cái gì mới thì nghiên cứu trước (nhưng nguy hiểm vì lỡ nó bỏ luôn thì mất công, nhưng với Google thì hiếm khi). Nên nếu ai chọn An toàn thì chọn Stable Channel. Còn Tui thì chọn Canary Channel. Khoảng thời giãn giữa các loại này khá nhiều.
Sau khi chọn xong thì bấm OK.
8.2. Các chức năng thường dùng
8.2.1. Tạo dự án mới
Đã trình bày kỹ trong Bài 2. Cách tạo dự án trong Android Studio phiên bản năm 2020
8.2.2. Mở dự án cũ
Thao tác mở dự án cũ được sử dụng rất nhiều lần trong quá trình lập trình Android, để mở dự án cũ ta có thể nhấn trực tiếp vào danh sách dự án liệt kê trong mục Recently bên trái màn hình (1) hoặc bấm vào “Open an existing android Studio project” (2):
Khi chọn dự án từ mục Recently thì Android Studio tự động mở dự án này lên, khi chọn “Open an existing Android Studio project” cửa sổ chọn dự án cũ xuất hiện:
Ta chọn dự án cũ mong muốn rồi bấm OK, lúc này Android Studio sẽ tiến hành mở lại dự án này cho ta.
8.2.3. Import dự án từ Eclipse
Vì Android Studio mới được phát triển gần đây, do đó rất nhiều dự án trước kia được xây dựng bằng công cụ Eclipse, Google đã hỗ trợ chức năng import dự án từ Eclipse vào Android Studio bằng cách nhấn “Import project (Eclipse ADT, Gradle, etc.)”:
8.3. Các màn hình quan trọng thường thao tác
Android Studio có rất nhiều màn hình thao tác, Tui liệt kê một số màn hình quan trọng thường dùng như: Xem cấu trúc Project, thiết kế giao diện, Palette, component tree, properties và Logcat….
8.3.1. Màn hình Project và cách thay đổi layout quan sát
Trong một dự án Android Studio có rất nhiều chế độ quan sát cấu trúc, để thay đổi ta nhấn vào mục khoanh tròn rồi lựa chọn các kiểu quan sát:
Mỗi layout quan sát thì cấu trúc Project sẽ hiển thị khác nhau, nhưng ta sử dụng nhiều nhất vẫn là chế độ Android, dưới đây là ví dụ một số loại layout quan sát (lần lượt: Project, Packages, Project Files, Android ):
Ta thường chọn loại hiển thị là “Android”
8.3.2. Màn hình thiết kế giao diện
Màn hình thiết kế giao diện trong Android Studio được sử dụng rất nhiều, Các mục chính trong phần này gồm:
Code, Split, Design: Đây là Ba chỗ được dùng để thiết kế giao diện cho ứng dụng, phần Design để thiết kế giao diện bằng kéo thả, phần code dùng để thiết kế bằng mã XML, phần Split để vừa thấy code XML vừa thấy giao diện chạy theo.
Ta đã biết một màn hình tương tác người dùng trong Android gồm có hai phần (xử lý sự kiện và phần giao diện), hai thành phần này lúc tạo sẽ tự động được tách ra làm hai tập tin (MainActivity.java và activity_main.xml):
Mặc định phần Design của màn hình thiết kế(activity_main.xml) sẽ hiển thị khi ta tạo một dự án, ta có thể kéo thả trực tiếp các control từ thanh Palette vào đây:
Trước mặt chúng ta mặc định là mục “Design”, ta có thể kéo thả các control trong Palette vào giao diện.
Nhấn vào “Code” để thiết kế giao diện bằng cách viết lệnh XML:
Ta có thiết viết XML để tạo giao diện
Ngoài ra khi bấm vào “Split”, ta sẽ viết code XML vừa thấy giao diện:
Chế độ hiển thị điện thoại: Android Studio cung cấp cho ta màn hình điện thoại để thiết kế:
Chọn Design: Ra mỗi khung trắng để kéo thả control
Chọn BluePrint: Ra khung xanh xem cấu trúc
Chọn Design & BluePrint: Xem cả khung trắng cả khung xanh
Ở màn hình trên ta có thể xoay đứng màn hình (Portrait), xoay ngang màn hình (Landspace).
Đổi độ dòng máy để test thử:
Đổi phiên bản API: Khi thay đổi biên dịch phân mềm với phiên bản Android SDK nào thì ta chọn API đó.
Đổi Theme: Android Studio cho phép ta đổi Theme điện thoại tùy theo nhu cầu sử dụng, để đổi Theme ta chọn AppTheme:
Khi chọn AppTheme, Android Studio sẽ hiển thị màn hình danh sách các Theme cho phép ta thay đổi:
Phóng to, thu nhỏ, di chuyển giao diện: Trong quá trình thiết kế giao diện, việc phóng to thu nhỏ màn hình rất tiện lợi cho lập trình viên:
8.3.3. Màn hình thanh công cụ Palette
Công cụ Palette cho phép ta kéo thả các control vào màn hình thiết kế của điện thoại:
Android Studio phân nhóm các loại control giúp ta dễ dàng chọn lựa kéo thả ra màn hình thiết kế: commond (textview, button…), Text (TextView, Edittext…), Text(Edittext, Password…), Layout(LinearLayout, FrameLayout…)
Để kéo thả Control ra màn hình điện thoại ta chỉ cần chọn một control bất kỳ nào đó trong Palette rồi nhấn chuột kéo trực tiếp vào màn hình điện thoại màu trắng sau đó nhả chuột ra.
8.3.4. Màn hình Component Tree
Màn hình Component Tree giúp ta quan sát được cấu trúc của các control kéo thả trên giao diện, hỗ trợ rất tốt cho việc điều chỉnh thiết kế:
Đặc biệt ta cũng có thể kéo thả control trực tiếp vào Component Tree để thiết kế giao diện.
8.3.5. Màn hình Attributes
Màn hình Attributesrất quan trọng, được sử dụng thường xuyên trong quá trình thiết lập các trạng thái cho control trên giao diện (đặt Id, độ rộng, độ cao, font chữ, vị trí….):
8.3.6. Màn hình Logcat
Màn hình Logcat rất quan trọng cho lập trình viên trong quá trình theo dõi lỗi phát sinh khi chạy phần mềm, dựa vào các mô tả chi tiết lỗi trong Logcat mà ta có thể dễ dàng tìm ra các giải pháp để sửa lỗi một cách nhanh chóng. Ta quan sát dưới cùng màn hình Android Studio có mục Android Monitor, ta chọn mục này để xuất hiện màn hình Logcat:
8.3.7. Màn hình Device Explore
Màn hình để ta tương tác vào cấu trúc bên trong của thiết bị:
8.4. Các menu và toolbar quan trọng thường thao tác
8.4.1. Các menu thường dùng
Android Studio cung cấp rất nhiều menu hỗ trợ đắc lực cho lập trình viên, giáo trình giới thiệu một số menu chính yếu:
Menu Tool/Android: Dùng để cấu hình máy ảo, SDK, ADB, Layout inspector, Theme Editor, Firebase…
Menu Build: Cho phép ta lựa chọn các thức biên dịch ứng dụng
Clean Project: Xóa các biên dịch trước đó
Rebuild Project: Build lại ứng dụng
Build Bundle(s)/APK(s): Build ứng dụng ra tập tin apk để thử nghiệm
Generate Signed Bundle/APK: Build ứng dụng và xác thực apk để đưa lên Google Play
Menu Run: Dùng để biện dịch và chạy ứng dụng lên thiết bị
Trong quá trình viết phần mềm, để thử nghiệm gỡ lỗi từng bước ta chọn Debug, để chạy luôn ứng dụng ta chọn Run.
8.4.2. Các toolbar thường dùng
Android Studio cung cấp các lệnh trong toolbar rất hữu ích, giúp ta nhanh chóng truy suất tới các chức năng trong phần mềm.
Như vậy Tui đã hướng dẫn xong Cách sử dụng Android Studio phiên bản 2020
Các bạn nhứo xem kỹ để dễ thao tác sau nay nhé
Bài sau Tui sẽ nói về Cấu trúc của một dự án Android để chúng ta có thêm hiểu biết ý nghĩa của từng hạng mục
Các bạn chú ý theo dõi nhé
Chúc các bạn thành công.