Theo thông tin từ Marketing thì hiện nay nhu cầu tuyển dụng lập trình viên BackEnd đang ngày càng mở rộng, đặc biệt là Java BackEnd, kết hợp với Microservice.
Vì vậy Tui làm chuỗi các bài hướng dẫn trên blog này cũng như sẽ sớm ra mắt khóa học bằng Video trên http://communityuni.com, hi vọng sẽ tạo thêm được nhiều cơ hội việc làm cho người học.
Chuỗi các bài hướng dẫn này sẽ tập trung vào:
- Giới thiệu về lập trình BackEnd, JavaBackEnd và những JDK, công cụ hỗ trợ
- Thư viện Vertx, một trong những thư viện được đánh giá là tốt nhất hiện này để triển khai BackEnd, đặc biệt hỗ trợ đắc lực cho MicroService
- NoSQL và hệ sinh thái, trong đó tập trung chính yếu vào MongoDB
- Cách triển khai JavaBackEnd với NoSQL
- Cải tiến JavaBackEnd với Annotation
- Authentication và Authorisation trong Java BackEnd
- Cách Deploy JavaBackend
Các kiến thức trên sẽ lần lượt được làm rõ ở các bài viết tiếp theo.
Còn ở bài này Tui sẽ trình bày BackEnd, lý do vì sao lập trình BackEnd mà cụ thể là JavaBackEnd, cũng như hệ sinh thái của BackEnd, các thư viện và công cụ cần cài đặt
Các lý thuyết về BackEnd các bạn có thể tìm hiểu trên mạng, các Website đã giải thích khá chi tiết và về cơ bản thì nó giống nhau (vì là cơ sở lý thuyết). Tui tóm tắt lại như sau (Biết rồi thì khỏi đọc, đỡ hư chuột):
1. BackEnd là gì?
Back End dùng để xử lý mọi logic nghiệp vụ phức tạp ở ẩn ở phía sau, giúp cho hệ thống hoạt động hiệu quả hơn. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích … đều nằm ở back-end.
2.Tại sao phải lập trình BackEnd?
Có rất nhiều lý do khác nhau, mỗi một Công ty, tộc trưởng trong nhóm phát triển dự án sẽ có như lý do riêng để giải thích cho vấn đề này. Tuy nhiên đại khái nó như sau:
- BackEnd viết phía Server nên thường được hệ thống máy chủ xử lý nhanh chóng và mạnh mẽ, client chỉ cần nhận kết quả
- Chia sẻ nguồn tài nguyên máy chủ nên tiết kiệm được nhiều thứ
- Giúp chạy đa nền tảng khi triển khai Web API: Viết 1 lần thôi nhưng có thể sử dụng trên bất kỳ nền tảng nào. Ví dụ khi ta viết Web API xong thì ta có thể dùng Mobile, Desktop, Web hay bất kỳ 1 nền tảng nào khác đều có thể sử dụng chung cái Web API đó.
3.Hệ sinh thái BackEnd
Hiện nay rất nhiều ngôn ngữ lập trình có khả năng giúp chúng ta xử lý phía Back End. Chúng tạo nên một hệ Sinh thái Backend vô cùng phong phú.
Việc nắm được các kỹ thuật xử lý BackEnd theo các ngôn ngữ khác nhau giúp chúng ta dễ dàng thích ứng trong công việc cũng như có nhiều lựa chọn trong quá trình xử lý kỹ thuật phức tạp.
Tui liệt kê 7 ngôn ngữ có thể giúp chúng ta triển khai BackEnd dễ dàng:
- PHP
- Python
- Ruby
- C#
- Node.js
- Java
- RxJava
Cùng với nó là các Cơ sở dữ liệu đi kèm, chẳng hạn như:
- Các cơ sở dữ liệu quan hệ cần quan tâm: Oracle, Microsoft SQL Server, Mysql…
- Các cơ sở dữ liệu NoSQL: MongoDB, PostgreSql, ReThinkDB, Neo4j…
Các bài học Tui sẽ sử dụng MongoDB, một trong những NoSQL phổ biến nhất hiện nay.
4. Thư viện và công cụ lập trình cần cài đặt để làm việc với JavaBackEnd
Ta lập trình Java BackEnd nên bước đầu tiên bắt buộc phải cài đặt JDK , sẽ được hướng dẫn chi tiết ở bài học sau
Có rất nhiều công cụ lập trình Java BackEnd, chẳng hạn như:
- Eclipse
- Netbeans
- IntelliJ IDEA
Các bài học sẽ sử dụng IntelliJ IDEA và được hướng dẫn chi tiết ở các bài học sau
Như vậy ta cần cài: JDK + IntelliJ IDEA
Hẹn gặp lại các bạn ở các bài hướng dẫn tiếp theo nhé!
Chúc các bạn thành công