[polldaddy poll=9764234]
Chào các bạn đến với bài học Nhập dữ liệu từ bàn phím với Kotlin, trong bài học này Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách thức nhập dữ liệu từ bàn phím như thế nào.
Với Kotlin, để nhập dữ liệu từ bàn phím ta dùng hàm readLine(), hàm này nằm trong thư viện mặc định kotlin.io
Hàm readLine() sẽ trả về một chuỗi dữ liệu được nhập vào từ bàn phím hoặc là giá trị null nếu như không có dữ liệu.
Từ chuỗi kết quả này ta có thể ép kiểu dữ liệu về bất kỳ kiểu nào mà ta mong muốn ứng với giá trị nhập vào cho phù hợp.
[code language=”groovy”]
fun main(args: Array) {
println(“Bồ nhí bạn tên gì?:”)
var ten:String?= readLine()
println(“Bạn nhập tên:”)
println(ten)
}
[/code]
Bạn để ý ở trên Tui khai báo String? tức là kiểu dữ liệu có dạng nullable, đây là một cách thức khai báo mới trong Kotlin. Tương tự cho Int?, Double?
Với một số có định dạng chuỗi trong Kotlin ta luôn luôn chuyển được kiểu dữ liệu về đúng dạng thức ban đầu. String trong Kotlin được hỗ trợ tập các phương thức:
Hàm | Mô tả | Ví dụ |
toBoolean() | Chuyển chuỗi về Boolean | “true”.toBoolean() |
toByte() | Chuyển chuỗi về Byte | “3”.toByte() |
toShort() | Chuyển chuỗi về Short | “30”.toShort() |
toInt() | Chuyển chuỗi về Int | “15”.toInt() |
toLong() | Chuyển chuỗi về Long | “100”.toLong() |
toFloat() | Chuyển chuỗi về Float | “15.5”.toFloat() |
toDouble() | Chuyển chuỗi về Double | “15.5”.toDouble() |
Ví dụ Coding:
[code language=”groovy”]
fun main(args: Array) {
var x1:Boolean=”true”.toBoolean()
println(x1)
var x2:Byte=”3″.toByte()
println(x2)
var x3:Short=”30″.toShort()
println(x3)
var x4:Int=”15″.toInt()
println(x4)
var x5:Long=”100″.toLong()
println(x5)
var x6:Float=”15.5″.toFloat()
println(x6)
var x7:Double=”15.5″.toDouble()
println(x7)
}
[/code]
Chạy đoạn code trên ta sẽ có các kết quả:
true 3 30 15 100 15.5 15.5 |
Ví dụ viết chương trình giải phương trình Bậc 1, bài này Tui sẽ áp dụng readLine() nhập liệu từ bản phím để giải phương trình bậc 1, tuy nhiên Tui sẽ không giải thích cách thức hoạt động của If, Else mà bài sau Tui mới đi vào chi tiết:
[code language=”groovy”]
fun main(args: Array) {
var a:Double=0.0
var b:Double=0.0
println(“Nhập a:”)
var s= readLine()
if(s!=null)
a=s.toDouble()
println(“Nhập b:”)
s= readLine()
if(s!=null)
b=s.toDouble()
if(a==0.0 && b==0.0)
{
println(“Phương trình vô số nghiệm”)
}
else if(a==0.0 && b!=0.0)
{
println(“Phương trình vô nghiệm”)
}
else
{
var x=-b/a
println(“No x=”+x)
}
}
[/code]
Chạy đoạn code trên ta sẽ có các kết quả:
Nhập a: 3 Nhập b: 7 No x=-2.3333333333333335 |
Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong cách nhập dữ liệu từ bàn phím trong Kotlin, các bạn chú ý học kỹ và hiểu được nó thông qua các ví dụ ở trên nhé.
Các bạn có thể tải source code bài này ở đây: http://www.mediafire.com/file/4456wayewzewxa1/HocNhapLieu.rar
Hẹn gặp các bạn ở những bài tiếp theo
Chúc các bạn thành công!
Trần Duy Thanh (http://ssoftinc.com/)
if(s!=null) tại sao phải có điều kiện này , mà khi không có điều kiện này thì khi viết a=s.toDouble thì báo lỗi hoặc khi với điều kiện s==null cũng báo lỗi
Nếu s là không có giá trị (s == null, s là rỗng,…) thì s không thể ép kiểu thành kiểu double được.