[polldaddy poll=9764234]
Mỗi một ngôn ngữ lập trình đều cung cấp một số kiểu dữ liệu có sẵn để ta lưu trữ xử lý. Kotlin cũng vậy, nó cung cấp hàng loạt kiểu dữ liệu như số thực, số nguyên, ký tự, chuỗi, luận lý và mảng… Có điều là mọi kiểu dữ liệu trong Kotlin đều là hướng đối tượng. Việc nắm chắc ý nghĩa của từng kiểu dữ liệu giúp ta lựa chọn cách khai báo biến có kiểu phù hợp, giúp tối ưu hóa hệ thống.
Dưới đây là hình Tui vẽ tổng quan lại các kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn trong Kotlin:
Số thực sẽ có 2 loại đó là Double và Float, Nếu có hằng số để xác định nó là số thực nào thì ta có thể thêm ký tự f hoặc F đằng sau hằng số đó:
ví dụ: 113.5 –>số Double , còn 113.5F hoặc 113.5f –>số Float
Số nguyên có 4 loại : Long, Int, Short, Byte . Ta chú ý trường hợp hằng số của Long và Int bằng cách thêm ký tự L
ví dụ: 113–>số Int, còn 113L –> số Long (không dùng l thường)
Ta có thể khai báo biến cho các kiểu dữ liệu này như sau:
var tên_biến : Kiểu_Dữ_Liệu=Giá_Trị_Mặc_Định
ví dụ:
[code language=”java”]
var x:Long=100L
var y:Double=113.5
var f:Float=113.5f
var i:Int =113
var s:Short=8
var b:Byte=1
[/code]
Ta để ý với Kotlin thì không cần thêm dấu chấm phẩy khi kết thúc lệnh
Kiểu ký tự dùng để lưu trữ một ký tự nằm trong nháy đơn:
[code language=”java”]
var c:Char=’c’
[/code]
Kiểu chuỗi dùng để lưu tập các ký tự được để trong cặp nháy đôi, dùng đối tượng String để khai báo:
[code language=”java”]
var ten:String=”Trần Duy Thanh-0987773061-http://ssoftinc.com/”
[/code]
Ngoài ra ta có thể khai báo chuỗi trên nhiều dòng bằng cách để trong cặp 3 dấu nháy kép:
[code language=”java”]
fun main(args: Array) {
var ten:String=”Trần Duy Thanh-0987773061-http://ssoftinc.com/”
var address:String=”””
số 24 đường 7, khu phố X
phường 5, Quận 9
TP.HCM
“””
println(address)
}
[/code]
Kiểu luận lý dùng đối tượng Boolean để khai báo, Kiểu dữ liệu này sẽ lưu trữ 2 giá trị true hoặc false, kiểu này rất quan trọng, được sử dụng nhiều trong việc kiểm tra các điều kiện:
[code language=”java”]
var kq:Boolean=true
[/code]
Với các kiểu dữ liệu Mảng, Kotlin cung cấp cho ta 8 loại mảng ứng với 8 kiểu dữ liệu được built-in trong Kotlin (ngoại trừ String).
Để khai báo và sử dụng kiểu dữ liệu ta làm như sau:
var Tên_Mảng: Kiểu_Dữ_Liệu_Mảng=XXXArrayOf(giá trị 1, giá trị 2,…, giá trị n)
Với XXX là 8 kiểu dữ liệu tương ứng(viết thường ký tự đầu), ví dụ:
[code language=”java”]
var arrX:IntArray= intArrayOf(1,2,3,5)
println(arrX[1])
var arrY:DoubleArray= doubleArrayOf(1.5,2.6,9.0,10.3)
println(arrY[3])
var arrC:CharArray= charArrayOf(‘a’,’b’,’c’)
println(arrC[0])
[/code]
Ngoài ra nếu muốn khai báo hằng số thì ta dùng val thay vì var. var cho phép thay đổi giá trị của biến, còn val không cho phép. Ta thường nói mutable khi khai báo var, readonly khi khai báo val.
[code language=”java”]
val PI:Double =3.14
PI=3.15//không được phép vì PI là readonly
[/code]
Như vậy tới đây Tui đã trình bày xong các kiểu dữ liệu và cách khai báo biến trong Kotlin, các bạn nhớ làm lại bài này nhé để hiểu rõ hơn về kiểu dữ liệu trong Kotlin nhé, cần so sánh sự khác biệt về kiểu dữ liệu cũng như cách khai báo biến so với java.
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài sau!
Source code bài này: http://www.mediafire.com/file/2zdwn1pp2e74gc5/HocKieuDuLieu.rar
Chúc các bạn thành công
Trần Duy Thanh (http://ssoftinc.com/)
4 thoughts on “Bài 6-Kiểu dữ liệu và cách khai báo biến trong Kotlin”