[polldaddy poll=9764234]
Ở bài 1 Tui đã trình bày lý do vì sao nên học Kotlin, Trong bài này Tui sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt công cụ lập trình Kotlin.
Để lập trình được Kotlin các bạn có thể sử dụng Website để thử nghiệm online https://try.kotlinlang.org/
Hoặc cài đặt phần mềm IntelliJ IDEA , Eclipse Neon , Command Line Compiler , Build Tools (Ant, Maven, Gradle, Griffon (external support))
Bài này Tui sẽ hướng dẫn cách cài đặt phần mềm IntelliJ IDEA để lập trình Kotlin (vì xuyên suốt các bài hướng dẫn lập trình Kotlin thì Tui sẽ dùng công cụ này để minh họa)
Trước tiên bạn cần cài JDK vào máy trước (Kotlin chạy trên JVM, cài bản 1.8 trở lên), khóa học Kotlin thường dành cho những ai đã rành về Java. Bước này các bạn tự xử nhé.
Có 2 trường hợp để tải phần mềm IntelliJ IDEA:
1.Nếu bạn là lập trình viên bình thường
2.Nếu bạn là Teacher hoặc Student (dành cho Education)
Bây giờ Tui sẽ hướng dẫn chi tiết 2 trường hợp tải phần mềm này
Trường hợp 1: Nếu bạn là lập trình viên bình thường
Các bạn tải bản Community của IntelliJ IDEA tại link sau: http://www.jetbrains.com/idea/download/index.html
Ở màn hình trên, ta chọn Download Exe trong mục Community, tại thời điểm Tui viết bài hướng dẫn này là ngày 21/05/2017 nên bạn sẽ có kết quả sau (tùy thuộc vào thời điểm bạn tải khác nhau mà có thể có version khác):
Ta thấy với phiên bản hiện tại thì có tập tin “ideaIC-2017.1.3.exe”, dung lượng hơn 351MB. Để cài đặt ta double click vào tập tin vừa tải về máy:
Bấm Next để tiếp tục, màn hình yêu cầu chọn nơi cài đặt sẽ hiển thị ra như dưới đây:
Ta có thể để mặc định rồi bấm Next, Chương trình sẽ hiển thị các cấu hình lựa chọn trong quá trình cài đặt, Ta chọn cấu hình như trên rồi bấm Next -> màn hình yêu cầu chọn Start Menu xuất hiện: Ta để mặc định rồi bấm Install, chờ chương trình hoàn tất việc cài đặt:
Sau khi cài đặt thành công, ta có giao diện thông báo như dưới đây:
Bấm Finish để hoàn tất việc cài đặt, nếu muốn hoàn tất và khởi động luôn phần mềm thì checked vào “Run IntelliJ IDEA Commynity Edition”, ta cũng có thể quan sát ngoài màn hình Desktop đã có shortcut để chạy phần mềm. Nếu là lần đầu chạy phần mềm bạn sẽ gặp cửa sổ sau:
Ta chọn Do not import settings rồi bấm OK, màn hình yêu cầu thiết lập Theme cho công cụ xuất hiện:
Có 2 màn hình nền mặc định ở trên, tùy bạn lựa chọn, sau đó bấm Skip All And Set Defaults cho lẹ, dưới đây là màn hình sau khi đã cấu hình xong IntelliJ IDEA, các lần sau khởi động sẽ tương tự:
Trường hợp 2: Nếu bạn là Teacher hoặc Student (dành cho Education)
Vào link : https://www.jetbrains.com/student/
Ta chọn Apply Now, màn hình đăng ký sẽ xuất hiện như dưới đây:
Ở màn hình trên bạn chọn Universities Email Address. Nếu là Giảng Viên thì chọn I’m a Teacher, còn nếu là Sinh Viên thì chọn I’m a Student
Nập đầy đủ tên và email rồi nhấn Apply For Free Products
Khi bạn nhấn nút này thì sẽ có 1 Email gửi tới email Education của bạn để yêu cầu bạn xác thực, nội dung giống như sau:
Ở màn hình Email xác thực, bạn nhấn vào nút Confirm Request để xác thực. Khi nhấn vào nút này bạn sẽ thấy một màn hình thông báo xác thực thành công như dưới đây:
Lúc này sẽ có 1 Email thứ 2 thông báo hướng dẫn cách Kích hoạt tài khoản education, bạn check email sẽ có nội dung tương tự dưới đây:
Bạn nhấn vào Activate Educational License để kích hoạt, lúc này sẽ có một Website xuất hiện, yêu cầu ta bấm Xác nhận:
Sau khi bấm Accept, bạn được yêu cầu nhập thông tin đăng nhập hệ thống:
Nhập thông tin xong bạn nhấn Submit để đăng ký tài khoản, lúc này màn hình quản lý Phần mềm bản quyền sẽ xuất hiện như dưới đây:
Bạn nhấn vào Download, nó xổ ra nhiều phần mềm. Cần phần mềm bản quyền nào thì cứ nhấn chọn mà tải:
Ở trên ta chọn IntelliJ IDEA Ultimate để tải:
Bạn bấm Download và tải, sau đó cài đặt giống trường hợp 1 nhé.
Như vậy tới đây Tui đã hướng dẫn xong cách tải và cài đặt công cụ lập trình Kotlin, bạn nào từng làm Android Studio thì thấy giao diện rất tương đồng đúng không?
Bài kế tiếp Tui sẽ hướng dẫn cách tạo 1 Project HelloWorld Kotlin, để có cảm giác lập trình với ngôn ngữ mới coóng này nhé.
Các bạn chú ý theo dõi
Chúc các bạn thành công
Trần Duy Thanh (https://ssoftinc.com/)
3 thoughts on “Bài 2-Cài đặt công cụ lập trình Kotlin”